(vhds.baothanhhoa.vn) - Văn học nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Đó là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người, trở thành động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. VHNT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Đó vừa là động lực, vừa là “kim chỉ nam” cho hoạt động VHNT cả nước nói chung, VHNT Thanh Hóa nói riêng.

Văn học nghệ thuật Thanh Hóa đồng hành với sự phát triển quê hương, đất nước:

Để văn học - nghệ thuật đồng hành, nâng bước sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước

Văn học nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Đó là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người, trở thành động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. VHNT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Đó vừa là động lực, vừa là “kim chỉ nam” cho hoạt động VHNT cả nước nói chung, VHNT Thanh Hóa nói riêng.

Để văn học - nghệ thuật đồng hành, nâng bước sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nướcTrong những năm qua, Hội VHNT tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng sáng tác, phê bình, "ươm mầm" các lớp kế cận.

Thanh Hóa không chỉ tự hào là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích của những vương triều phong kiến Việt Nam, nơi đây được ví như một “tiểu vùng văn hóa”, một vùng VHNT sôi động, phát triển. Với đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo, năng lực, sức sáng tạo bền bỉ; thông qua các tác phẩm có tính tư tưởng, giá trị nghệ thuật cao, VHNT Thanh Hóa đã có đóng góp quan trọng cho công tác chính trị tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, lên án, cảnh báo những mặt xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội, thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người, vươn tới giá trị đích thực của VHNT. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 khẳng định: “Tạo điều kiện thuận lợi để VHNT phát triển; khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị, xứng đáng với tầm vóc và bề dày lịch sử, văn hóa của mảnh đất, con người xứ Thanh”. Bám sát chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển sôi động của đất nước, tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có sự đổi thay mạnh mẽ sau hơn 35 năm đổi mới, thời gian tới, Hội VHNT Thanh Hóa tiếp tục đảm nhận sứ mệnh lớn lao mà Đảng bộ và Nhân dân tin tưởng, giao phó.

Để VHNT đồng hành, nâng bước sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, trong thời gian tới, Hội VHNT xác định phương hướng xây dựng Hội VHNT phát triển về đội ngũ, vững vàng về tổ chức, thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh ở địa phương. Tập hợp và đoàn kết rộng rãi các văn nghệ sĩ gắn bó máu thịt với cuộc sống của Nhân dân; không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đưa VHNT phát triển lên một trình độ mới, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đổi mới sáng tác, quảng bá VHNT góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh và đất nước, thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nếu phương hướng phác họa một con đường xuyên suốt, quyết định cả lộ trình thì mục tiêu chính là những điểm đến, dấu mốc định hình. Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, đường đi càng rộng mở, thênh thang. Nhận thức rõ điều đó, VHNT Thanh Hóa hướng tới mục tiêu: Tiếp tục phát huy năng lực, tích cực sáng tác, quảng bá hình ảnh đẹp về đất và người Thanh Hóa, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới. Phấn đấu để có được những tác phẩm xứng tầm với vị thế của tỉnh nhà, ngày càng có nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng chuyên ngành của quốc gia, khu vực và quốc tế, phấn đấu có tác phẩm có tính thời đại và tính dự báo đáp ứng yêu cầu, thị hiếu ngày càng cao của công chúng, bạn đọc. Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những năng lực sáng tác để phát triển đội ngũ theo hướng trẻ hóa, phấn đấu có ít nhất 30% số hội viên mới kết nạp trong nhiệm kỳ có độ tuổi dưới 40 tuổi.

Là một trong 7 chuyên ngành có mặt ngay từ khi Hội VHNT được thành lập, luôn là ban chuyên ngành có lực lượng cây viết đông đảo, đội ngũ các nhà thơ xứ Thanh đã có nhiều thành tựu quan trọng, góp phần khẳng định vị thế của thơ trong đời sống xã hội, đưa thơ đương đại xứ Thanh lên tầm cao mới. Đây là kết quả của một chặng đường lao động sáng tạo không ngơi nghỉ, đầy nỗ lực và đầy tâm huyết của các nhà thơ. Điều đó cũng cho thấy sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự trân trọng, mong mỏi của công chúng bạn đọc và của Nhân dân luôn là điều kiện, động lực để các nhà thơ say mê sáng tác và cống hiến. Nhà thơ Lâm Bằng - Trưởng ban Thơ, Hội VHNT Thanh Hóa cho biết: “Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những nhược điểm, hạn chế, thời gian tới, ban Thơ tiếp tục khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của tất cả hội viên, tạo điều kiện tốt nhất để các nhà thơ tiếp cận thường xuyên với nhịp sống sôi động của sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước”. Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật, mang hơi thở của đời sống và tiến trình phát triển của tỉnh, của đất nước. Trong đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, có tầm vóc, những tác phẩm đậm chất sử thi, đề cập đến vấn đề lớn của đất nước và lịch sử phát triển của dân tộc, hàm chứa tư tưởng lớn của thời đại, của quốc gia, nhân quần. Có sức lan tỏa sâu rộng và sức sống lâu bền trong đời sống văn học không chỉ của nước nhà mà còn phải vươn tầm quốc tế. Công bố, phổ biến, quảng bá tác phẩm đến đông đảo công chúng bạn đọc. Tạo điều kiện tốt nhất để thơ đến với bạn đọc bằng nhiều hình thức phong phú và linh hoạt, sinh động. Khẳng định vị thế của thơ và nhà thơ trong đời sống xã hội, đưa thơ đương đại xứ Thanh lên tầm cao mới, hòa nhập vững chắc với thi ca cả nước”.

Cùng với nỗ lực của các ban chuyên ngành, cá nhân văn nghệ sĩ, Hội VHNT Thanh Hóa quyết tâm xây dựng, phát triển đội ngũ những người làm VHNT Thanh Hóa một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng, không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo, nâng cao trình độ về lý luận chính trị và năng lực chuyên môn, phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phong phú, đa dạng về loại hình và ngôn ngữ nghệ thuật, có tác dụng xây dựng tâm hồn, đạo đức, nhân cách, lối sống; phê phán cái xấu, cái ác, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, hướng tới chân, thiện, mỹ; góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Theo đó, hội cần tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ được học tập, quán triệt mọi nghị quyết của Đảng, của tỉnh, nhất là những nghị quyết liên quan đến VHNT; tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ giao lưu, tiếp cận với các tinh hoa văn hóa, văn nghệ của đất nước để nâng cao chất lượng sáng tạo VHNT.

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, từ lãnh đạo, quản lý, điều hành đến mọi hoạt động sáng tạo, quảng bá. Thực sự coi trọng cá tính sáng tạo và quyền tự do sáng tạo, giúp văn nghệ sĩ tự tin, say mê tìm kiếm, thể nghiệm cái mới. Đổi mới công tác thâm nhập thực tế, tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ tiếp cận sâu rộng với thực tế, hiểu đời, hiểu người, tích lũy vốn sống để có những tác phẩm đỉnh cao, mang đậm hơi thở cuộc sống và thời đại.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tài trợ sáng tác, tránh dàn trải, chia đều. Tập trung đầu tư theo chiều sâu, đầu tư có trọng điểm, đầu tư theo phương thức Nhà nước đặt hàng, văn nghệ sĩ thực hiện. Tích cực vận động tìm kiếm thêm nguồn lực xã hội hóa cho quỹ sáng tạo để đầu tư chiều sâu cho văn nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm lớn. Nâng cao chất lượng giải thưởng VHNT hằng năm, sớm “hiện thực hóa” giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông (5 năm).

Nghiên cứu đổi mới mạnh mẽ hơn nữa Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh – cơ quan ngôn luận của Hội VHNT Thanh Hóa. Tăng cường cơ sở vật chất, củng cố tòa soạn, phát triển đội ngũ biên tập viên theo hướng chuyên môn. Đầu tư chiều sâu trang thông tin điện tử tạp chí. Hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để Tạp chí VHNT vào nhà trường, đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác phát triển hội viên, cộng tác viên. Tích cực phát hiện, thường xuyên bồi dưỡng, thu hút những tài năng trẻ, những người sinh ra trong thời kỳ đổi mới, lớp người có ưu thế trong cảm nhận, nắm bắt cái mới.

Hội VHNT Thanh Hóa phải thực sự trở thành một mái nhà chung đầm ấm, giàu nghĩa tình, là một tập thể đồng thuận, dốc lòng, dốc sức chăm lo phát triển sự nghiệp sáng tạo, quảng bá các giá trị VHNT để có tác giả - tác phẩm tầm vóc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng cao của Nhân dân, đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước...

Bài và ảnh: Hoàng Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]