(vhds.baothanhhoa.vn) - Chưa đầy 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về "Phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025" (gọi tắt là Nghị quyết số 10), số lượng tổ chức Đảng thành lập mới tuy còn ít song đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và doanh nghiệp. Đó là thuận lợi để Nghị quyết số 10 dần đi vào cuộc sống. Song để hiện thực hóa tất cả các mục tiêu chung và cụ thể đã đề ra, khó khăn cũng không hề ít.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ở Thanh Hóa (Bài 1): Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức

Chưa đầy 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về "Phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025" (gọi tắt là Nghị quyết số 10), số lượng tổ chức Đảng thành lập mới tuy còn ít song đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và doanh nghiệp. Đó là thuận lợi để Nghị quyết số 10 dần đi vào cuộc sống. Song để hiện thực hóa tất cả các mục tiêu chung và cụ thể đã đề ra, khó khăn cũng không hề ít.

“Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp và công nhân lao động về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển tổ chức Đảng" là một trong những mục tiêu chung mà Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề ra. Qua một thời gian ngắn triển khai, công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp đã ghi nhận những kết quả bước đầu.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 14.318 doanh nghiệp tư nhân và 5 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp tư nhân hằng năm đã đóng góp trên 50% thu nội địa toàn tỉnh; tạo việc làm cho trên 260 nghìn lao động. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, quan điểm của Trung ương và của tỉnh, hệ thống tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên trong doanh nghiệp có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; khẳng định được vị trí, vai trò và đóng góp tích cực vào sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ). Nhiều cán bộ, đảng viên thể hiện tính tiền phong, gương mẫu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đi đầu trong sản xuất kinh doanh; nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nhận được sự tín nhiệm của NLĐ và chủ doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được ban hành, có thể thấy được một số thuận lợi để triển khai, thực hiện. Kế hoạch số 120-KH/TU nhằm triển khai nghị quyết đã được các cấp ủy Đảng tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc tới toàn thể cán bộ, đảng viên, NLĐ. Việc triển khai có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, được tiến hành đồng bộ và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đã góp phần tạo nên tính thiết thực, hiệu quả. Một số chủ doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nên đã tích cực chỉ đạo thành lập tổ chức đảng và tạo điều kiện cho CNLĐ tham gia sinh hoạt.

Theo số liệu báo cáo của Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh đang có 452 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp, gồm 109 Đảng bộ cơ sở, 227 Chi bộ cơ sở và 121 Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với tổng số 11.814 đảng viên. Trong đó, phần lớn là tổ chức Đảng trong doanh nghiệp có vốn nhà nước (59 tổ chức, 4.560 đảng viên) và trong các công ty cổ phần (134 tổ chức, 4.285 đảng viên). Các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ thấp. Đáng chú ý, có 2 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 216 đảng viên.

Riêng Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh hiện có 105 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, tổng số 5.835 đảng viên, được chia thành 5 cụm tổ chức cơ sở đảng hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Để triển khai Nghị quyết số 10, Đảng ủy Khối cũng đã ban hành Kế hoạch số 97-KH/ĐUK về thực hiện Nghị quyết số 10 và tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết, Kế hoạch 120-KH/TU đến cán bộ chủ chốt tại các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.

Đánh giá chung về những ưu điểm trong quá trình thực hiện, đồng chí Lê Ngọc Chiến - Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, cho rằng: “Quá trình triển khai, thực hiện việc phát triển tổ chức Đảng trong doanh nghiệp thời gian qua chưa dài, số lượng các tổ chức Đảng được thành lập mới còn ít. Song bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên, người lao động và chủ doanh nghiệp; củng cố được mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền với doanh nghiệp; đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đại bộ phận cán bộ, đảng viên, CNLĐ. Công tác xây dựng Đảng được chăm lo góp phần tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng”.

Dưới sự lãnh đạo của chi ủy hoạt động SXKD của Chi nhánh BIDV Lam Sơn luôn tăng trưởng.

Không chỉ có ý nghĩa với công tác phát triển tổ chức Đảng mới, Nghị quyết số 10 cũng có tác động tích cực tới các tổ chức Đảng thành lập giai đoạn trước đó. Nhiều tổ chức đã và đang đóng vaitrò quan trọng, nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn ở doanh nghiệp. Trong số này có thể kể tới Chi bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Lam Sơn (Thanh Hóa). Chi nhánh ngân hàng này được thành lập từ năm 2015 trên cơ sở sáp nhập giữa Ngân hàng Thương mại CP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vào BIDV. Là đơn vị có tổ chức Đảng ngay từ những ngày đầu thành lập, từ số ít đảng viên ban đầu đến nay Chi bộ BIDV Lam Sơn có khoảng 65% cán bộ, NLĐ đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bình quân mỗi năm, Chi bộ kết nạp thêm 3-5 đảng viên mới.

Chia sẻ về những cách làm để phát triển tổ chức Đảng và đảng viên tại đơn vị, Bí thư Chi bộ BIDV Lam Sơn Đinh Văn Yên, cho biết: "Quan điểm chung trong lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ BIDV Lam Sơn chính là xem tổ chức Đảng là tổ chức chặt chẽ nhất, quản lý con người tốt nhất. Chính vì vậy, những năm qua, cấp ủy đã phối hợp với lãnh đạo chuyên môn chỉ đạo thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, chi bộ cũng chú trọng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để giải quyết những bất cập, bức xúc liên quan đến đời sống, việc làm, tiền lương... Qua đó, tạo được sự tin tưởng, gắn kết trong toàn đơn vị, thúc đẩy tinh thần học tập, rèn luyện và phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng của cán bộ, NLĐ.

Từ khi thành lập đến nay, kết quả sản xuất, kinh doanh của BIDV chi nhánh Lam Sơn luôn tăng trưởng qua các năm. Từ nguồn huy động vốn 120 tỷ và dư nợ 260 tỷ năm 2015, đến nay những con số này tăng lên gấp nhiều lần. Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn huy động của chi nhánh là 1.730 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm; dư nợ cho vay 3.300 tỷ đồng, chiếm 98,5% kế hoạch năm.

Ngoài Chi bộ BIDV Chi nhánh Lam Sơn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn nhiều tổ chức Đảng khác đang hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực vào kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp cũng chứng minh vai trò của tổ chức Đảng, qua đó góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10 trong đời sống.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]