(vhds.baothanhhoa.vn) - Bài thơ “Làng trên đảo” có tám khổ thơ, mỗi khổ bốn câu, được bố cục chặt. Toàn bài có 32 câu thơ tự do.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đến với bài thơ hay “Làng trên đảo” của nhà thơ Lê Văn Sự

Bài thơ “Làng trên đảo” có tám khổ thơ, mỗi khổ bốn câu, được bố cục chặt. Toàn bài có 32 câu thơ tự do.

Mở bài, nhà thơ Lê Văn Sự, viết: “Đảo của ta từ thuở hồng hoang/ Năm tháng trơ gan cùng sóng dữ/ Tự bao giờ có tên Cồn Cỏ/ Đã trở thành máu thịt miền Trung”.

Ông cha ta đã ý thức được tầm quan trọng của mỗi hòn đảo, ranh giới biển đảo đã định hình bờ cõi từ ngàn đời nay. Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa.“Năm tháng trơ gan cùng sóng dữ”... “Hòn đảo nào con Lạc Việt đặt chân” đã thành dấu ấn trong tâm thức và máu thịt của miền Trung là như vậy.

Trải bốn ngàn năm vận nước thăng trầm, chẳng mấy khi biên cương, biển đảo của ta được bình yên. Kẻ địch tìm mọi cách lấn chiếm vùng biển giàu tài nguyênquý hiếm này. Họ cậy nước lớn, lấy thịt đè người, hòng mở đường ra biển, và cướp tài nguyên của ta. Đó là nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc đụng độ bảo vệ chủ quyền, trên tuyến đường biển quan trọng Thái Bình Dương, không những của Việt Nam, bởi nó là đường giao thương huyết mạch, chiếm tới 30% giá trị hàng hóa của toàn thế giới phải qua đây.

Kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất, từ trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Với lòng tự tôn dân tộc, ta quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải bằng bất cứ giá nào. Lòng yêu nước đã thành mạch nguồn vô tận, ăn sâu bám rễ vào tiềm thức, máu thịt người Việt Nam.

Thơ viết: “Cùng hơn ba nghìn đảo Việt Nam/ Tạo nên vành đai đất trời non nước/ Khi trăm người con Lạc Long và Âu Cơ sinh được/ Hòn đảo nào con Lạc Việt đặt chân”.

Đàn chim Lạc, hình ảnh huyền sử tung bay trong linh cảm, tiềm thức chúng ta, được tác giả dẫn dụ, chứng minh cội nguồn một quốc gia có truyền thuyết về đảo biển rất thuyết phục. Trời đất tạo ra những quần đảo có thế phòng thủ thật vững chắc, không phải quốc gia nào cũng có, hơn ba ngàn hòn đảo ôm trọn vùng biển, suốt chiều dài đất nước.

Dân tộc ta, đã từng vật lộn với phong ba, sóng gió đại dương hàng ngàn nămđể cắm mốc chủ quyền, và chống ngoại xâm rất cam go, quyết liệt, bảo vệ các thực thể trên các quần đảo: Gạc Ma, Hoàng Sa, Trường Sa...

“Làng trên đảo” tựa cá với nước, một thế trận của cuộc chiến tranh nhân dân, được triển khai vững chắc, sáng tạo, hợp lòng dân. Thơ dẫn: “Cùng hơn ba nghìn đảo Việt Nam/ Tạo nên vành đai đất trời non nước/ Khi trăm người con Lạc Long và Âu Cơ sinh được/ Hòn đảo nào con Lạc Việt đặt chân”.

Lời thơ hào sảng, hình tượng đẹp với những thi ảnh đậm chất sử thi, và thiên nhiên hùng vĩ, mang đến bạn đọc lòng tự hào về cội nguồn một dân tộc luôn ở đầu sóng, ngọn gió, gây cảm xúc mạnh với bạn đọc: “Xưa vượt trùng khơi cắm mốc chủ quyền/ Mộ gió Lý Sơn nghĩa tình dân nước/ Máu đổ Gạc Ma ba mươi năm trước/ Có đảo nào không máu thịt Việt Nam”.

Một lần nữa, tác giả khẳng định sự kiện cắm mốc chủ quyền biển đảo, từ thời xa xưa: “Tiếng mẹ ru neo trên đầu ngọn sóng?”, “Đảo tự xa xưa đã là khúc ruột mềm”. Thơ khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, đậm chất sử thi trong tâm hồn mỗi công dân Việt Nam. Ta tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, và giữ nước. Đoàn kết, đánh thắng kẻ thù gìn giữ biển đảo ông cha để lại, như “giữ khúc ruột mềm” là như vậy.

Tổ quốc ta được thiên nhiên ban tặng. Hàng ngàn hòn đảo từ Bắc vào Nam, để trở thành phên dậu vững chắc, Nhà nước đã đưa dân ra các đảo tiền tiêu, lập làng. Kết hợp kinh tế với quốc phòng. Đồng cảm với chủ trương này, ông viết: “Em ra đảo lập nên làng nên xóm/ Cho giàn mướp, su su nở hoa vàng, hoa trắng/ Cho tình quân dân vững bền/ Ơi Trường Sa, Bàu Trắng, Linh Côn/ Cồn Cỏ, Hòn Mê, Sinh Tồn, Phú Quốc.../ Mỗi nhánh san hô đến từng mét đất/ Ngọn núi nào mang hình dáng vọng phu?”.

Núi vọng phu tạc vào không gian, thời gian. Một thi ảnh bi hùng ám ảnh tiềm thức chúng ta, về nỗi buồn chiến tranh. Hai khổ thơ cuối, tác giả chứng minh sức sống của làng trên đảo: “Biển sóng dâng mưa gió mịt mù/ Làng trên đảo vẫn ngọt ngào cây trái/ Súng vẫn thức cho cá về bến bãi/ Để hằng đêm ánh điện át sao trời/ Biển đảo là nhà, làng trên đảo sinh sôi/ Trường học dựng lên, trẻ đến trường mỗi sớm/ Anh đã dự đám cưới chàng lính biển/ Em là cô dâu trong nắng sớm xuân này”.

Thế trận bảo vệ biển đảo của ta đã khác xưa. Những hòn đảo có vị trí quân sự quan trọng sẽlà một làng, thắm tình quân dân cá nước. Là những pháo đài bất khả xâm phạm, bảo vệ vững chắc quyền chủ quyền biển đảo của ta. Được nhà thơ Lê Văn Sự thể hiện thành công trong bài thơ “Làng trên đảo”.

Đám cưới trên đảo, thể hiện sự sinh tồn, và phát triển của một làng, một thế trận chiến tranh vệ quốc ý nghĩa biết bao! Bài thơ đăng trên Tạp chí Xứ Thanh số tháng 4/2017. Là bạn viết, khi đọc bài thơ này tôi vui mừng, rất mừng vì gặp bài thơ hay. Xin chia sẻ cảm xúc với bạn đọc gần xa, và tác giả, với tấm lòng trân trọng.

Làng trên đảo

Đảo của ta có từ thuở hồng hoang

Năm tháng trơ gan cùng sóng dữ

Tự bao giờ có tên Cồn Cỏ

Đã trở thành máu thịt miền Trung.

Cùng hơn ba nghìn đảo Việt Nam

Tạo nên vành đai đất trời non nước.

Khi trăm người con Lạc Long và Âu Cơ sinh được

Hòn đảo nào con Lạc Việt đặt chân.

Khi đảo quê hương bị vi phạm chủ quyền

Chúng tạo sân bay, vẽ “Lưỡi bò” dớ dẩn.

Khi tiếng mẹ ru neo trên đầu ngọn sóng,

Đảo tự xa xưa đã là khúc ruột mềm.

Xưa vượt trùng khơi cắm mốc chủ quyền

Mộ gió Lý Sơn nghĩa tình dân nước.

Máu đổ Gạc Ma ba mươi năm trước

Có đảo nào không máu thịt Việt Nam.

Nghe theo lời gọi trái tim

Em ra đảo lập nên làng nên xóm

Cho giàn mướp, su su nở hoa vàng, hoa trắng

Cho tình quân dân cá - nước vững bền.

Ơi Trường Sa, Bàu Trắng, Linh Côn

Cồn Cỏ, Hòn Mê, Sinh Tồn, Phú Quốc...

Mỗi nhánh san hô đến từng mét đất

Ngọn núi nào mang hình dáng vọng phu?

Biển động sóng dâng mưa gió mịt mù

Làng trên đảo vẫn ngọt ngào cây trái.

Súng vẫn thức cho cá về bến, bãi

Để hằng đêm ánh điện át sao trời.

Biển đảo là nhà, làng trên đảo sinh sôi

Trường học dựng lên, trẻ đến trường mỗi sớm.

Anh đã dự đám cưới chàng lính biển

Em là cô dâu trong nắng sớm xuân này...

Ngô Xuân Tiếu


Ngô Xuân Tiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]