(vhds.baothanhhoa.vn) - Ban chỉ đạo Đề án Bảo tồn phát huy giá trị tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam vừa phát hành cuốn sách: “86 năm thơ tuyển và những lời bình của nhà thơ Phạm Phú Thang”. Cố vấn Ban chỉ đạo là nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Ban chỉ đạo đề án gồm 10 thành viên do nhà văn Tùng Điển - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam làm Trưởng ban.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giới thiệu cuốn sách “86 năm thơ tuyển và những lời bình của Phạm Phú Thang”

Ban chỉ đạo Đề án Bảo tồn phát huy giá trị tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam vừa phát hành cuốn sách: “86 năm thơ tuyển và những lời bình của nhà thơ Phạm Phú Thang”. Cố vấn Ban chỉ đạo là nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Ban chỉ đạo đề án gồm 10 thành viên do nhà văn Tùng Điển - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam làm Trưởng ban.

Các nhà nghiên cứu Tiến sĩ Đoàn Thành Nô, Tiến sĩ Trần Thị Thúy làm Phó Trưởng Ban. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình làm Giám đốc và 7 thành viên là ủy viên. “Cuốn sách này là một phần của đề án bảo tồn và phát huy giá trị VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhằm bảo tồn phát huy giá trị VHNT, quảng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thế giới, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu về phát triển văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước với cộng đồng quốc tế”. (Trích lời giới thiệu cuốn sách của nhà văn Tùng Điển).

Cuốn sách gồm 140 bài thơ và 20 bài bình luận. Các nhà văn Lê Xuân Đức, Trần Mạnh Hảo, Anh Chi, Văn Đắc, Phạm Khang, Trịnh Ngọc Dự, Thi Lan, Trần Hiệp, Hoàng Tuấn Phổ, Hoàng Minh Tường... những nhà văn đã làm sáng tỏ Phạm Phú Thang, một cây bút sắc sảo đã có tiếng thơ giàu tính chiến đấu, trung thành với sự nghiệp cách mạng trong suốt 60 năm cầm bút; cho đến bây giờ tuy tuổi xấp xỉ 90, nhưng nhà thơ vẫn bền bỉ sáng tác cống hiến cho đời những bài thơ hay, giàu tình cảm và tính nhân văn cao. Cuốn sách dày 318 trang, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản quý III năm 2020 với số lượng phát hành 2.450 cuốn.

Thơ Phạm Phú Thang hình thành 3 mảng rõ rệt: Thơ chống Mỹ, thơ thế sự và thơ gia đình. Mảng nào cũng có bài hay, bài tiêu biểu thể hiện cây bút viết đều tay. Mở đầu tập thơ ta bắt gặp một tuyên ngôn thơ gồm 3 đoạn: Tôi đem thơ xuất bản/Mong làm vui bạn bè/Ai yêu xin ký tặng/Đọc cho mình mình nghe/Nửa thế kỷ cầm bút/Viết báo và làm thơ/Nghìn trang viết rút ruột/Chưa đau thật bao giờ/Đem thơ chụp cắt lớp/Thấy rõ trái tim mình/60 năm co bóp/Vẫn nguyên vẹn mối tình. Đó là mối tình với Đảng, với nhân dân với gia đình.

Mảng thơ chống Mỹ ta bắt gặp bài Quê ngoại, Qua cầu phao, Những người giáo viên năm 68, Người bảo dưỡng đường, Người mẹ Thanh Hóa, Em vẫn sống, Những ngôi trường kháng chiến, Cồn cỏ...

Thơ thế sự: Hát giữa làng Sen, Cây trôi đầu làng, Thăm suối cá Cẩm Lương, Nước mắt, Phù Cút...

Thơ gia đình là một đề tài khó viết. Phạm Phú Thang có bài rất ấn tượng: Định nghĩa vợ, Nhớ con, Về thăm quê bố...

Có thể nói trong đời viết của một tác giả Phạm Phú Thang có cơ duyên được 2 lần viết thành công 2 lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Lần thứ nhất Phạm Phú Thang được đi dự lễ tang Bác Hồ cùng với Đoàn đại biểu của Thanh Hóa. Ông được túc trực bên linh cữu của Người lúc 12h kém 15 phút đêm 6/9/1969. Ngay đêm ấy Phạm Phú Thang thức trắng đêm để viết bài Bên linh cữu Bác. Bài thơ được in trên báo Nhân Dân và được ghi trong sổ tang của Bác Hồ. Bài thơ có đoạn:

Con từ Thanh Hóa Bác ơi!

Mang tình núi Ngọc, mang lời sông Yên

Về đây chung một câu nguyện

Xây đồng năm tấn dâng lên giỗ đầu.

Thanh Hóa đang náo nức thi đua sản xuất để đón Bác

Vẫn nghe Bác dặn hôm nào

Bao giờ năm tấn Bác vào Bác thăm

Ngày vui đang hẹn với lòng

Bắt đây quay vòng khoai lúa bội thu

Rộn ràng núi Đọ, sông Chu

Mong ngày đón Bác bây giờ còn đâu

Giàu không được đón Bác vào

Bác ơi con chẳng lúc nào không mong

Bác đi, Bác ở giữa lòng

Bác là Tổ quốc non sông đất trời.

Khi Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm huyện Mường Lát, Phạm Phú Thang có bài: “Mùa thu này anh về thăm Mường Lát”. Bài thơ có đoạn:

Cuộc về thăm biến thành hội thảo

Đảng cùng dân lo liệu thoát nghèo

Và khi chia tay nhân dân huyện Mường Lát ghi lòng tạc dạ nhớ mãi cuộc gặp gỡ:

Cầm tay anh núi rừng xao động

Gió mùa thu mát rượi trời Thanh

Áo cộc tay và mái đầu bạc trắng

Sáng bản làng Quang Chiểu, Mường Chanh.

Bài thơ “Mùa thu này anh về thăm Mường Lát” được đăng trong tuyển tập Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân và bạn bè Quốc tế, trang 43. Bài thơ này được Nhạc sĩ phổ nhạc trở thành ca khúc truyền thống của huyện Mường Lát. Khi Phạm Phú Thang nhờ anh Hồ Mẫu Ngoạt trợ lý Tổng Bí thư chuyển băng bài hát, Tổng Bí thư hỏi tại sao bài thơ thì viết “Mùa thu này anh về thăm Mường Lát”, nhưng bài hát thì lại “Mùa thu này Bác về thăm Mường Lát”? Phạm Phú Thang kính thưa Tổng Bí thư, khi bài hát được phổ cập, người cao tuổi và các cháu thanh thiếu niên cùng hát cho nên chuyển sang từ Bác hợp đạo hơn. Trong những lần nói chuyện với Phạm Phú Thang nhà thơ rất sung sướng khi viết thành công 2 tác phẩm về lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Nhà văn Thi Lan, Tổng Biên tập Tạp chí Xứ Thanh nhận định: Thơ Phạm Phú Thang dung dị, hiền từ, tốt tính như ông.

Tôi biếu ai một vật gì

Thì tôi quên

Tôi giúp ai một việc gì

Thì tôi quên

Như sao mai lặn lúc mặt trời lên

Ai biếu tôi một vật gì

Thì tôi nhớ

Ai giúp tôi một việc gì

Thì tôi nhớ

Như sao hôm lúc mặt trời đi ngủ.

Nhớ và quên trong tôi xuyên suốt cuộc đời.

Và ở cái tuổi gần tựu tuần.

Những gì có đã có

Những gì qua đã qua

Những gì mất đã mất

Thôi rồi đừng xót xa

Bỏ qua được bỏ qua

Những điều còn bỏ ngỏ.

Ông có thể thảnh thơi yên tâm với mọi điều. Có chăng điều còn bỏ ngỏ là ông còn nặng tình với thơ. Và chính tập thơ 86 năm thơ tuyển và những lời bình là kết quả của 60 năm bền bỉ đi cùng thơ của Phạm Phú Thang được ghi nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Phạm Hải Tâm


Phạm Hải Tâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]