(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cuốn sách: “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay” của TS Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, do Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành, tháng 8/2016.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay”

(VH&ĐS) Cuốn sách: “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay” của TS Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, do Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành, tháng 8/2016.

Với hơn 200 trang được chia làm 3 chương. Chương I: Một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Tác giả đã đề cập đến các nội dung: Kinh tế, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế; môi trường và bảo vệ môi trường; yêu cầu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Chương II: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay. Với các nội dung: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ; thực trạng việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; một số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; nguyên nhân của thành tựu và những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay. Chương III: Một số quan điểm và giải pháp chủ yếu kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian tới. Với các nội dung: Một số quan điểm; giải pháp chủ yếu.

Tên của từng chương và nội dung sắp xếp trong mỗi chương chúng ta thấy rất khoa học và lô gic. Mỗi luận điểm, luận chứng và luận cứ đều được tác giả trình bày bằng những cơ sở lý luận từ Học thuyết Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý kiến của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bằngthực tiễn sinh động của cả nước và của các tỉnh Bắc Trung bộ mà bản thân tác giả đã từng trải nghiệm, từng chứng kiến, từng tham gia chỉ đạo, giám sát và theo dõi trong nhiều năm qua.

Chẳng hạn ở Chương III, Mục III (trang 101) Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay. Tác giả đưa ra 4 vấn đề: Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức đúng đắn và thực tế nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân trong kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có quy hoạch, kế hoạch hợp lý và thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch trong kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có hệ thống chính sách hợp lý và thực tế hệ thống chính sách hiện tại nhằm bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; Mâu thuẫn giữa yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ và thực tế ứng dụng khoa học, công nghệ vào kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.

Nói một cách khái quát là phải giải quyết cho được 4 mâu thuẫn cơ bản nêu trên thì phát triển kinh tế mới bền vững và theo đó sẽ giữ gìn được môi trường trong sạch. Cả 4 vấn đề nêu trên và nội dung cần giải quyết trong từng vấn đề có quan hệ chặt chẽ và biện chứng.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong nhiều thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã làm và làm rất thành công. Như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Ở Việt Nam, 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách và Luật về vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Chủ trương là vậy, nhưng thực tế vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường chưa thực sự được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp quan tâm. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra phức tạp và nghiêm trọng mà ở tỉnh, thành nào cũng có, nhất là ở các tỉnh Bắc Trung bộ như thời gian vừa qua và đang diễn ra hiện nay như Nhà máy Thép Fomosa ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã gây ra.

Từ những thực tế trên, cuốn sách “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay” của TS Đỗ Trọng Hưng ra đời rất kịp thời và có ý nghĩa sâu sắc.

Trước hết, cuốn sách giúp cho mỗi cán bộ và người dân nhận thức lại, nhận thức đầy đủ và cấp bách hơn về vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Không cục bộ, không vì lợi ích nhóm, tất cả là cho sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc và quốc tế; vì hạnh phúc và tương lai lâu dài của con cháu mai sau.

Thứ hai, cuốn sách “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay” thể hiện tâm và tầm, thể hiện sự nhiệt tình, say sưa của tác giả. Ở cương vị lãnh đạo như tác giả đã có cách nhìn nhận một vấn đề sâu sắc và thấu đáo, cho nên người đọc tin tưởng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát và điều hành công việc nói chung sẽ có kết quả tốt.

Thứ ba, cuốn sách “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay” còn là một công trình khoa học có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn. Với bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường không chỉ ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay mà còn có tác dụng cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước cả trước mắt và lâu dài.

Chính vì vậy, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, tháng 8 năm 2016 trong lời giới thiệu cuốn sách đã viết: “Cuốn sách nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến vấn đề nêu trên”.

Tháng 9 năm 2016

Tào Khắc Thắng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]