(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Để duy trì, phát triển các loại hình biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống, những nghệ sĩ, diễn viên vẫn đang diễn, sáng tác vở diễn với tất cả niềm đam mê nghệ thuật và luôn mong muốn các tác phẩm của mình đến gần hơn với công chúng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghệ thuật sân khấu truyền thống: Tiếng nói người trong cuộc

(VH&ĐS) Để duy trì, phát triển các loại hình biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống, những nghệ sĩ, diễn viên vẫn đang diễn, sáng tác vở diễn với tất cả niềm đam mê nghệ thuật và luôn mong muốn các tác phẩm của mình đến gần hơn với công chúng.

Ở độ tuổi 60 nhưng nhạc sỹ, NSƯT Hoàng Văn Thành đã có tới 47 năm gắn bó với loại hình nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống. Với niềm đam mê, nhiệt huyết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, ông đã về công tác tại Đoàn Nghệ thuật Chèo Thanh Hóa. Hiện ông làm Phó Đoàn Nghệ thuật chèo Thanh Hóa, đảm nhận công việc sáng tác và chỉ huy dàn nhạc với 9 nhạc công.

Chèo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có sử dụng nhiều loại nhạc cụ, là một người am hiểu nghệ thuật âm nhạc, có thể chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau, ông Hoàng Văn Thành đã cho ra đời nhiều tác phẩm để đời như: “Bão giữa nhà ông” (1991), “Phương hoa” (1995), “Rừng lạnh” (1999), “Cà phê chín đỏ” (2005)...

Trong đó, có nhiều tác phẩm đã đạt huy chương vàng về dàn nhạc biểu diễn hay nhất. Nói về niềm đam mê nghệ thuật, nhạc sỹ, NSƯT Hoàng Văn Thành cho biết: “Ngay từ nhỏ khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi đã có cảm tình và thích nghe chèo. Lớn lên tôi đã theo học các lớp đào tạo thanh nhạc. Tôi có thể chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau như: Nhị, nguyệt, trống, tam thập lục... Cho đến giờ phút này nghệ thuật vẫn cháy bỏng trongtôi”.

Nhạc sỹ, NSƯT Hoàng Văn Thành - Phó Đoàn Nghệ thuật Chèo Thanh Hóa bên nhạc cụ dân tộc.

Để vở diễn “Trống trận Ba Đình” hoàn thiện gửi đến khán giả nhân dịp kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Ba Đình lịch sử, các nghệ sỹ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Cải lương Thanh Hóa gấp rút tập luyện cho kịp công chiếu vào tháng 11 sắp tới. Hóa thân vào từng nhân vật, thể hiện qua từng lời thoại, động tác, các nghệ sỹ, diễn viên muốn đem đến cho khán giả một món ăn tinh thần hấp dẫn, bổ ích với những thông điệp sâu sắc.

Thời gian qua, Đoàn Cải lương Thanh Hóa đã có nhiều vở diễn nổi tiếng, trong đó phải kể đến “Mối tình oan nghiệt” và “Thủ phạm là ai”. Những diễn viên đam mê nghệ thuật đã cháy hết mình để đưa nghệ thuật đến gần với công chúng. Tuy nhiên, cái mà họ nhận được lại chỉ là một lượng khán giả nhất định.

Những năm gần đây, sân khấu cải lương Thanh Hóa đang dần mất đi khán giả bởi sự phát triển của mạng internet cùng nhiều loại hình giải trí hiện đại. Nhưng với những người nghệ sỹ ở đây, miễn là còn khán giả thì họ vẫn diễn bằng cả tấm lòng và tình yêu nghệ thuật của mình.

Nhận xét về lượng khán giả xem chèo và các loại hình nghệ thuật khác, NSƯT Vương Hải cho biết: “Đối với nghệ thuật cải lương nói riêng và các loại hình nghệ thuật khác luôn có một lượng khán giả trung thành, nếu ai yêu thích cải lương thì họ vẫn luôn yêu mến. Do nhiều điều kiện khác nhau nên lượng khán giả hiện nay cũng ít dần, chúng tôi cũng mong muốn bằng nhiều cách khác nhau sẽ có nhiều người xem nghệ thuật cải lương hơn”.

Đã có thời kỳ các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương hay ca trù được xem là “hoàng kim” với những vở diễn “đình đám” thu hút đông đảo người xem. Nhưng đến nay, trước một trào lưu văn hóa mới, các bộ môn nghệ thuật này đang cùng chung số phận có nguy cơ mai một. Khán giả trẻ không có chút kiến thức cơ bản nào về các loại hình nghệ thuật này, nên khó cảm nhận được cái hay, cái đẹp. Góp một phần vào nguyên do là sự phát triển của nhiều loại hình văn hóa vui chơi, giải trí đa dạng, hấp dẫn.

Ông Lê Văn Cử - Trưởng Đoàn Cải lương Thanh Hóa nói về biện pháp để duy trì và phát triển nghệ thuật cải lương: “Ban lãnh đạo đoàn đã có những giải pháp để đoàn hoạt động có hiệu quả như: Lựa chọn các tác phẩm có nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng, đặc biệt là tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Nhànước; đội ngũ diễn viên, nghệ sỹ phải yêu nghề đáp ứng được yêu cầu của nghệ thuật để thu hút được người xem”.

Thực tế là việc lưu giữ và phát triển giá trị của nghệ thuật sân khấu truyền thống đang trở nên khó khăn với những nghệ sỹ, diễn viên tâm huyết. Để làm được điều này, ngoài nỗ lực và đam mê của người nghệ sỹ cần có những định hướng đúng đắn, phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống trở thành một trong những mục tiêu phát triển xã hội.

Trong đó có ý kiến cho rằng cần đưa sân khấu hóa nghệ thuật truyền thống vào học đường; gắn các loại hình nghệ thuật với phát triển du lịch; đẩy mạnh loại hình nghệ thuật truyền thống đường phố, qua đó giới thiệu và tìm kiếm lớp khán giả mới... Đó là những cách làm để nghệ thuật truyền thống còn đất để phát triển.

Hiệp Dung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]