[Video] Lam Kinh - “Kinh đô tưởng niệm”
Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) là một vùng đất thiêng. Đây là an nghỉ vĩnh hằng của các vị liệt tổ, liệt tông, hoàng đế, hoàng hậu nhà Lê, cũng chính là “kinh đô tưởng niệm” - nơi hậu thế ngưỡng vọng, tri ân công đức tiền nhân.
Trong quần thể kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh hiện có 6 khu lăng mộ và 5 bia ký của các vua và hoàng hậu nhà Lê. Nổi bật nhất phải kể đến Lăng mộ Vua Lê Thái Tổ (hay Vĩnh Lăng), được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, nằm dưới chân núi Dầu (núi Lam Sơn).
Lấy lăng mộ vua Lê Thái Tổ làm trung tâm, lăng mộ của các vua kế nghiệp được mai táng ở các phía. Như Lăng mộ vua Lê Thái Tông (Hựu Lăng) nằm cách Vĩnh Lăng chừng 800m về phía bắc. Lăng Mộ Vua Lê Thánh Tông (Chiêu Lăng) nằm về phía Đông Nam, cách Vĩnh Lăng 700m. Lăng mộ vua Lê Hiến Tông (Dụ Lăng) nằm cách Vĩnh Lăng gần 300m về phía Tây…
Cùng với hệ thống lăng mộ, khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ 5 tấm bia là 5 bảo vật quốc gia có giá trị đặc biệt, quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Gồm: bia Vĩnh Lăng (bia Vua Lê Thái Tổ), bia Khôn Nguyên Chí Đức (bia Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao), bia Chiêu Lăng (bia Vua Lê Thánh Tông), bia Dụ Lăng (bia Vua Lê Hiến Tông) và bia Kính Lăng (bia Vua Lê Dụ Tông). Trong đó, tiêu biểu nhất là Bia Vĩnh Lăng được dựng trên một gò đất rộng, cao, thoai thoải, mặt bia nhìn về phía Nam. Bia Vĩnh Lăng được xây dựng vào tháng 10 năm 1433, là một công trình nghệ thuật độc đáo và tiêu biểu, ghi thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ - Lê Lợi. Bia và rùa được làm bằng đá trầm tích màu xanh xám có lẫn đốm trắng. Trên bề bặt rùa còn nhìn thấy nhiều vỏ của các loài nhuyễn thể sống trong nước.
Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bi (tức bia Vua Lê Thánh Tông) được tạc dựng vào năm Mậu Ngọ niên hiệu Cảnh Thống thứ nhất (1498) đời vua Lê Hiến Tông. Bia có trọng lượng khoảng 13 tấn, gồm thân bia và rùa, được làm bằng đá xanh nguyên khối. Trán bia hình vòng cung, mặt trước khắc nổi 3 hình rồng, chính giữa là một con rồng lớn, 2 bên khắc 2 rồng uốn khúc bay lượn, mặt hướng chầu vào rồng lớn ở giữa. Giữa hai đường chỉ nổi mỗi bên trang trí 6 hình rồng thân uốn cong nhiều đoạn (rồng yên ngựa), miệng há to phun ra các đao lửa đang trong tư thế vờn lên. Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bi khắc ghi công trạng hoàng đế Lê Thánh Tông - vị Vua được đánh giá anh minh và tài năng bậc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam.
Có thể nói, mỗi lăng mộ, bia ký trong khu di tích Lam Kinh là một “câu chuyện lịch sử” gắn với những nhân vật được thờ tự có tầm ảnh hưởng lớn đến lịch sử quốc gia Đại Việt thời Lê. Đồng thời, mỗi công trình kiến trúc nghệ thuật đều là những di sản văn hóa giàu giá trị, đã và đang góp phần làm giàu có, phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, văn hóa dân tộc.
Nhóm PV CT-XH
{name} - {time}
-
2 giờ trước
Điểm nóng 8/4: Công chức sẽ bị thôi việc nếu 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ
-
7:00 sáng qua
Điểm nóng 7/4: Lý do Bộ Công an đề xuất bỏ Cơ quan điều tra VKSND Tối cao
-
03:33 17/09/2022
Hào khí Lam Sơn trường tồn cùng khí phách dân tộc!
Tượng đài Bà Triệu: Thể hiện khí phách phụ nữ Việt Nam
Lớp A2 - K49 Trung cấp Lý luận chính trị nghiên cứu thực tế tại thị xã Bỉm Sơn
Định vị lại vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc hỗ trợ huyện Mường Lát phát triển
[Infographics] - Chuỗi sự kiện, hoạt động Lễ hội Lam Kinh năm 2022
Công an TP Thanh Hóa kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Báo Thanh Hóa điện tử ra mắt Bản tin thời sự 18h hằng ngày
Nông Cống: Nhiều diện tích lúa vụ thu mùa bị ngập úng do mưa lớn
Tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân: Những bài học quý - Niềm tin ở lại
Hiệu quả từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại