Vụ gần 600 loại sữa giả: Người tiêu dùng hãy lên tiếng để bảo vệ mình
Liên quan đến vụ việc cơ quan chức năng vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, Hội chưa nhận được bất cứ khiếu nại nào từ phía người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hãy lên tiếng để bảo vệ mình. (Ảnh: TTXVN)
Người tiêu dùng hãy lên tiếng để bảo vệ mình
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đánh giá, đây là vụ việc gây nguy hại rất lớn cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người yếu thế như trẻ em, người già, người mắc bệnh.
Cũng theo ông Trung, người tiêu dùng có quyền kiện đơn vị sản xuất lẫn đơn vị phân phối sữa giả để đòi lại quyền lợi cho mình. Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ người tiêu dùng trong việc lên tiếng đòi quyền lợi, thậm chí tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện khi cần.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
“Theo quy định, Hội chỉ có thể vào cuộc xử lý khi có kiến nghị của người tiêu dùng. Do đó, chúng tôi luôn tuyên truyền, động viên người tiêu dùng hãy lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình một cách kịp thời, thông suốt”, đại diện Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ.
Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ người tiêu dùng trong việc lên tiếng đòi quyền lợi, thậm chí tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện khi cần.
Được biết, hiện nay, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam có 2 hệ thống tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người tiêu dùng. Một là, ứng dụng “Người tiêu dùng” sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng. Hai là, tại các Văn phòng tư vấn, giải quyết khiếu nại Người tiêu dùng của Hội tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước (có thể thông qua điện thoại, đơn thư).
“Rất tiếc, đến thời điểm này, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chưa nhận được bất cứ khiếu nại, kiện cáo nào của người tiêu dùng liên quan đến vụ việc sữa giả”, ông Vũ Văn Trung thông tin.
Người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại tới Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam qua ứng dụng “Người tiêu dùng” trên điện thoại, máy tính bảng.
Trở ngại trong việc bảo vệ người tiêu dùng
Phân tích về vấn đề này, luật sư Phạm Thị Thúy Đạt, Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Queen Law & Associates, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam có trách nhiệm đại diện và bảo vệ người tiêu dùng thông qua tư vấn pháp lý, hoà giải tranh chấp và tham gia tố tụng (khởi kiện). Đồng thời, Hội cũng có thể thực hiện các chương trình giám sát thị trường, báo cáo vi phạm cũng như tham gia góp ý xây dựng chính sách pháp luật về tiêu dùng.
Tuy nhiên, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khó phát huy hết vai trò của mình do Hội chỉ là tổ chức xã hội nghề nghiệp, không có quyền xử phạt, chỉ dừng ở vai trò phản ánh, kiến nghị. Bên cạnh đó Hội cũng thiếu ngân sách hoạt động, thiếu cơ chế pháp lý rõ ràng để thực hiện quyền giám sát, kiểm chứng chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Hội không thể can thiệp mạnh mẽ và kịp thời trong các vụ việc như vụ sữa giả vừa qua.
Luật sư Phạm Thị Thúy Đạt, Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Queen Law & Associates, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
Cũng theo luật sư, người tiêu dùng mua phải hàng giả với số lượng người rất đông, Hội khó có thể tập hợp hết được những bị hại để đòi quyền lợi chính đáng. Đó cũng là trở ngại để Hội phát huy được vai trò của mình.
Thực tế hiện nay, người tiêu dùng đang chịu nhiều thiệt thòi như thiếu thông tin trung thực, minh bạch về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm; việc phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng đạt tiêu chuẩn cũng rất khó khăn. Thị trường đang thiếu một nơi tư vấn trung lập để đưa ra lựa chọn mua sắm an toàn, phù hợp. Đặc biệt, trong trường hợp quyền lợi bị xâm hại, người tiêu dùng rất khó để có thể tiến hành khiếu nại.
Các cơ quan hiện có như quản lý thị trường, sở công thương, hội bảo vệ người tiêu dùng tuy có chức năng, nhưng thiếu tính chuyên sâu, tính chủ động trong hỗ trợ trực tiếp lựa chọn sản phẩm, luật sư Phạm Thị Thuý Đạt nêu quan điểm.
Lấy người tiêu dùng làm trung tâm
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Vũ Văn Trung cho biết, trong vụ việc sữa giả, người tiêu dùng là người yếu thế, họ có tâm lý chung là nghi ngại kiện cáo. Đó là lý do cho đến nay, Hội chưa tiếp nhận được kiến nghị trực tiếp nào từ phía người tiêu dùng.
“Thông qua các kênh truyền thông, chúng tôi được biết người tiêu dùng đang có rất nhiều lo lắng. Bộ Y tế cần sớm có thông báo cụ thể về ảnh hưởng của các sản phẩm sữa giả đối với người tiêu dùng để từ đó đưa ra những khuyến cáo, tư vấn giúp người tiêu dùng chủ động bảo vệ sức khoẻ của mình. Ngoài ra, Bộ Y tế và Bộ Công thương cùng các cơ quan liên quan cần sớm rà soát, kiểm tra, công bố các sản phẩm sữa, đơn vị sản xuất không bảo đảm chất lượng tránh để người tiêu dùng hoang mang, bất an như hiện nay. Cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm để triển khai các biện pháp hành động nhanh chóng, kịp thời”, ông Trung kiến nghị.
Cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm để triển khai các biện pháp hành động nhanh chóng, kịp thời.
Cũng theo đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đơn vị này sẽ có văn bản cụ thể gửi các cơ quan chức năng trong thời gian tới.
Liên quan đến công tác bảo vệ người tiêu dùng, luật sư Phạm Thị Thúy Đạt đưa ra quan điểm: Cần có một đơn vị, cơ quan có thể hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Công thương hoặc tổ chức xã hội, nghề nghiệp được Nhà nước công nhận, giám sát với chức năng và trình độ chuyên môn như kiểm định và công bố chất lượng sản phẩm một cách độc lập, khách quan; tư vấn tiêu dùng an toàn (cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu về hàng hóa, sản phẩm). Đơn vị này có thể phối hợp với các cơ quan nhà nước để cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ gây hại; đồng thời là nơi tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết tranh chấp người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Tổ chức này sẽ kết nối người tiêu dùng với các thương hiệu uy tín, đạt chứng nhận chất lượng. Ngoài ra, cơ quan này cần có bộ phận có chuyên môn pháp lý cao để hỗ trợ, nhận đại diện uỷ quyền của toàn bộ những bị hại, những người tiêu dùng trong việc khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường đơn vị doanh nghiệp vi phạm, luật sư Đạt kiến nghị thêm.
Tổng đài tư vấn khiếu nại của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: 19002677 Link tải ứng dụng “Người tiêu dùng” trên Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.org.nguoitieudung&pli=1 Link tải ứng dụng “Người tiêu dùng” trên App Store: |
Theo Báo Nhân Dân
{name} - {time}
-
2025-04-22 15:15:00
Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX: Tiếp nhận số lượng tác phẩm kỷ lục
-
2025-04-22 14:54:00
Hướng dẫn giao thông phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
2025-04-21 08:59:00
Giả danh “nhân viên điện lực” đề nghị tải ứng dụng Epoint EVN
Bản tin Tài chính 21/4: “Đu đỉnh” với vàng, nhà đầu tư lỗ tới 8 triệu đồng/lượng
Dự báo thời tiết 21/4: Nắng nóng tiếp diễn, có nơi trên 38 độ C
“Bản sáng vùng biên”, ngày ấy sẽ không xa...
Ấn tượng đêm hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025
Kể chuyện sau ngày 30/4/1975: Tuổi trẻ - tự hào và trách nhiệm
Bản tin Tài chính 20/4: Chuyên gia đưa ra lời khuyên khi giá vàng “lao dốc” không phanh
Dự báo thời tiết 20/4: Nắng nóng trên phạm vi cả nước
Kể chuyện sau ngày 30/4/1975: Tôi sinh ngày 30/4/1975
Bản tin Tài chính 19/4: Giá vàng trong nước tăng bất thường, bỏ xa giá vàng thế giới