Bà Trần Tố Nga và cuộc chiến đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã trở thành cảm hứng cho các nghệ sỹ Pháp dàn dựng vở kịch “Những thân thể nhiễm độc.”

Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói

Bà Trần Tố Nga và cuộc chiến đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã trở thành cảm hứng cho các nghệ sỹ Pháp dàn dựng vở kịch “Những thân thể nhiễm độc.”

Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói

Diễn viên Angélica-Kiyomi Tisseyre-Sékiné trong vai bà Trần Tố Nga. (Ảnh: Helene Harder)

Vở kịch “Những thân thể nhiễm độc” về cuộc đời bà Trần Tố Nga – một nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến đòi công lý cho những người cùng cảnh ngộ, sẽ được Viện Pháp tại Việt Nam và đoàn kịch Lumière d’Août sẽ giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu nghệ thuật kịch vào tháng 11 tới đây.

Theo đạo diễn Pháp gốc Việt Marine Bachelot Nguyễn, đó là câu chuyện của một người đã trải qua một thời kỳ lịch sử Việt Nam - từ một đứa trẻ trong cuộc chiến tranh giành độc lập đến một chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rồi sang Pháp sinh sống vào những năm 1990 để rồi tiếp tục cuộc chiến vì những nạn nhân của chất độc da cam tại Việt Nam.

Mùa Xuân năm 2019, trong lúc đang viết vở “Circulations Capitales” (Lưu chuyển ký ức, hồi ký gia đình Pháp-Việt-Nga), bà Marine Bachelot Nguyễn đã đọc cuốn “Ma Terre empoisonnée” (Mảnh đất bị nhiễm độc của tôi), tự truyện của bà Trần Tố Nga. Số phận đầy biến cố của phụ nữ này đã làm bà Marine thấy rất ấn tượng và cảm động.

Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói

Đạo diễn người Pháp gốc Việt Marine Bachelot Nguyễn. (Ảnh: Viện Pháp)

“Thời gian trôi qua, nhưng câu chuyện về người phụ nữ này vẫn đọng lại trong tôi. Mùa Hè năm 2020, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã kêu gọi các nghệ sỹ gốc Việt tham gia vận động trực tuyến ủng hộ bà Trần Tố Nga và những nạn nhân chất độc da cam. Đây là cơ hội để tôi có thể gặp bà ấy lần đầu tiên. Cuối cùng, sau nhiều lần giãn cách xã hội, chúng tôi đã có thể gặp nhau trực tiếp và trò chuyện cùng nhau,” đạo diễn Marine chia sẻ.

Đạo diễn Marine cho rằng sự phản kháng của bà Trần Tố Nga trong suốt cả cuộc đời là một điển hình mẫu mực.

“Tiểu sử và các cuộc đấu tranh của bà giúp chúng ta có thể tiếp cận với các trang cơ bản của lịch sử đương đại, trong sự đan xen của các phương diện chính trị, kinh tế, con người và hệ sinh thái,” đạo diễn nhận định.

Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói

Vở kịch chỉ có một diễn viên là Anglica Kiyomi Tisseyre-Sekine kết hợp với những kỹ thuật hiện đại, tái hiện cuộc chiến tranh mà con người Việt Nam, đất nước Việt Nam đã trải qua thông qua cuộc đời bà Trần Tố Nga. (Ảnh: Helene Harder)

Với cảm hứng từ cuộc đời của bà Trần Tố Nga, vở kịch “Những thân thể nhiễm độc” ra đời dưới hình thức độc diễn, dẫn dắt khán giả đắm chìm vào câu chuyện của người phụ nữ Việt Nam suốt đời dấn thân vào nhiều cuộc chiến: Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, cuộc chiến bảo vệ nữ quyền, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nạn nhân của chiến tranh...

Vở kịch được thể hiện bởi diễn viên Angélica-Kiyomi Tisseyre-Sékiné, đan xen với các phần trình diễn, văn bản, video, hình ảnh về cuộc đời của bà Trần Tố Nga.

Vở kịch chính thức công diễn tối 5/11, tại sân khấu IDECAF, Thành phố Hồ Chí Minh; tối 9/11, tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng và tối 15/11, tại Trường Pháp quốc tế Alexandre Yesin, Long Biên, Hà Nội./.

Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói

Bà Trần Tố Nga đã lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi cho những nạn nhân chất độc da cam. (Ảnh: NVCC)

Bà Trần Tố Nga sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng (Thông tấn xã Việt Nam ngày nay). Trong thời gian làm phóng viên ở mặt trận, bà bị phơi nhiễm chất độc da cam, từ đó sức khỏe của bà bị giảm sút nghiêm trọng. Người con thứ nhất của bà đã mất khi được 17 tháng tuổi, người con thứ hai bị bệnh huyết tán.

Năm 1993, bà Trần Tố Nga sang Pháp sinh sống. Tháng 7/2004, bà được Chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh cấp Hiệp sỹ và được nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Đây chính là tiền đề quan trọng để bà theo đuổi vụ kiện với tư cách là một công dân Pháp bởi Pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế để bảo vệ công dân của mình.

Bà kiện khoảng 15 công ty hóa chất nông nghiệp của Mỹ, đòi họ phải chịu trách nhiệm về việc sản xuất chất độc gây ra ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua nhiều thế hệ. Bà yêu cầu bồi thường cho bản thân và cho các nạn nhân chất độc da cam khác.

Theo Vietnam+



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]