(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau một thời gian ngắn (bắt đầu từ tháng 7/2017) thực hiện xây dựng thí điểm, đến nay mô hình “thôn NTM kiểu mẫu” trên địa b àn tỉnh Thanh Hóa đã dần được hình thành, để lại nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm hay và những câu chuyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng mô hình ‘thôn NTM kiểu mẫu’, khó hay dễ?

Sau một thời gian ngắn (bắt đầu từ tháng 7/2017) thực hiện xây dựng thí điểm, đến nay mô hình “thôn NTM kiểu mẫu” trên địa b àn tỉnh Thanh Hóa đã dần được hình thành, để lại nhiều bài học quý, nhiều kinh nghiệm hay và những câu chuyện.

Khó nhất không phải kinh phí mà là thay đổi nhận thức của người dân

Năm 2015, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) là xã miền núi đầu tiên trong tỉnh về đích NTM. Niềm vui nối niềm vui, khi 2 năm sau, cùng với thôn 3 xã Xuân Giang (Thọ Xuân), thôn Bái Sơn (xã Hà Tiến, Hà Trung) thì thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng của huyện Thường Xuân cũng được tỉnh chọn để xây dựng thí điểm mô hình “thôn NTM kiểu mẫu”. Chia sẻ của ông Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng: “Lúc chưa làm NTM thì lo cho dân ăn no, mặc ấm, lúc làm NTM thì lo cho dân ăn ngon, mặc đẹp, làm NTM kiểu mẫu thì phải lo cho dân ăn sạch, mặc sang. Sạch như thế nào, sang ra sao, tôi cho đó là một cuộc hành trình dễ cũng rất dễ, khó cũng rất khó...”.

Nếu đối chiếu với 14 tiêu chí (đang thử nghiệm) về thôn NTM kiểu mẫu thì khi mới bắt đầu bắt tay vào thực hiện mô hình, thôn Xuân Lập của xã Ngọc Phụng mới đạt 8/14 tiêu chí. Đến nay, thôn đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí còn lại. Để làm nên điều kỳ diệu này khi chỉ mới trong vòng hơn nửa năm thì đây là một thành tích đáng tự hào. Nói vậy, vì sự thành công nào cũng có những nỗ lực, cố gắng mà quyết định thành công trong xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, ngoài tỉnh, ngoài huyện thì cấp xã vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Ở Ngọc Phụng, khi đi tham quan mô hình trong Hà Tĩnh, xã và thôn chỉ được đi 5 người nhưng xã Ngọc Phụng đã tự bỏ kinh phí để xin đi thêm 42 người bao gồm Bí thư và trưởng thôn của 8 thôn cùng với tổ trưởng, tổ phó của 13 tổ an ninh xã hội. Trong chuyến tham quan này, thôn Xuân Lập đã bố trí một máy quay để về trình chiếu lại cho bà con nhân dân xem về cách làm thôn NTM kiểu mẫu ở Hà Tĩnh.

Với thôn Xuân Lập, để bắt tay vào thực hiện mô hình “thôn NTM kiểu mẫu” phải cần tới tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ đồng, trong đó tỉnh, huyện, xã hỗ trợ 900 triệu đồng còn hơn 2 tỷ đồng do dân đóng góp mà người dân Xuân Lập đóng góp chủ yếu là ngày công lao động. Hơn nửa năm thực hiện mô hình “thôn NTM kiểu mẫu”, đến nay thu nhập bình quân đầu người ở Xuân Lập đã đạt 35 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo chỉ còn 1,26%; thôn đã xây dựng 100 cột điện thắp sáng, di chuyển 32 chuồng trâu, lợn đến vị trí hợp lý, xây mới các công trình đảm bảo 3 sạch, xây dựng rãnh thoát nước... “Để có được sự thành công này, nếu không được dân đồng tình thì chúng tôi thật khó thực hiện và thậm chí không làm được. Kinh phí là khó nhưng không phải khó nhất, khó nhất vẫn là thay đổi nhận thức của người dân...”, ông Ngô Hữu Cường, trưởng thôn Xuân Lập xúc động nói.

Dân đồng thuận, tiêu chí hoàn thành nhưng vẫn... khó

Cùng với thôn Xuân Lập của xã Ngọc Phụng (Thường Xuân), thôn 3 xã Xuân Giang (Thọ Xuân) cũng vinh dự được chọn để xây dựng thí điểm mô hình “thôn NTM kiểu mẫu”. Đây là thôn luôn đứng đầu tất cả các phong trào và không có nợ NTM. Với thôn 3, trong cách làm thôn NTM kiểu mẫu đã để lại nhiều câu chuyện hay về sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ thôn cũng như sức mạnh đoàn kết của nhân dân.

NTM đang tạo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo ông Trịnh Xuân Thạo, Bí thư chi bộ thôn 3 thì khi đã có được sự đồng thuận của nhân dân thì nhiệm vụ khó khăn tiếp đó là cải tạo vườn tạp. 12 đảng viên trong Chi bộ được phân công đến từng hộ trong thôn để tuyên truyền, vận động. 12 đảng viên này phải “đầu tầu gương mẫu” trong cải tạo vườn tạp ngay ở trong vườn nhà mình, trước tiên là chặt cây, di chuyển cây đến vị trí hợp lý, có làm vậy thì người dân mới nhìn vào và làm theo. Ông Thạo nhớ lại: “Có nhiều hộ dân, trong hội nghị thì rất đồng tình nhưng khi đến nhà thì lại đưa ra nhiều lý do từ chối không muốn cải tạo vườn tạp, chúng tôi phải thuyết phục bằng cách là huy động nhân công để đào đất, đào hố hộ cho gia đình đó, phải mất 5 tháng chúng tôi mới hoàn thành cải tạo vườn tạp. Khi cây về thì lại thành phong trào, 57 hộ dân trong thôn thi nhau trồng bưởi Diễn, thi nhau bơm nước tưới”. Không chỉ dừng ở đây, ngay cả việc triển khai làm lúa giống, ông Thạo cũng cho biết thêm, có 1 số hộ phản đối rất gay gắt khi họ không thích làm lúa giống mà chỉ muốn làm lúa chất lượng cao...

Khó chồng khó nhưng vượt qua sự khó, thôn 3 cứ làm việc theo lộ trình, tháng nào làm việc gì cũng phải giải quyết dứt điểm việc đó. Đến nay, thôn 3 đã cải tạo hơn 4 ha vườn tạp; 100% diện tích lúa được làm lúa giống; dành 4.000m2 đất để trồng rau trong nhà lưới và 4.000m2 trồng cây gai xanh... Cũng sắp tới đây, thôn 3 sẽ thuê máy để thu hoạch lúa, đây là cách mà theo ông Bí thư chi bộ thôn 3 sẽ không để lúa giống lẫn các lúa tạp, nếu như thu hoạch không đồng loạt thì nông dân sẽ làm lộn lúa và công ty sẽ khó mà thu mua và người nông dân khi đó sẽ không hiểu được rằng nguyên nhân là do chính mình làm sai quy trình và chắc chắn cán bộ sẽ rất dễ mất uy tín với dân.

Xã Xuân Giang đã vượt khó, thôn 3 đã vượt khó thế nhưng vẫn gặp khó vì tới đây, nếu thực hiện đề án sáp nhập thôn thì thôn 1 + thôn 2 + thôn 3 = thôn 1. Như vậy, nếu thôn 3 được công nhận là thôn NTM kiểu mẫu thì buộc thôn 1 và 2 cũng phải là thôn NTM kiểu mẫu để có kết quả chung khi sáp nhập là thôn NTM kiểu mẫu. “Cái khó ở chỗ là không công bằng cho người dân khi 2 thôn cùng bờ rào, thôn được đầu tư, thôn thì không. Và xã sẽ lấy đâu kinh phí để hỗ trợ khi đã dồn hết cho thôn thí điểm... Thôn NTMthí điểm hoàn thành nhưng khi sáp nhập thôn thì lại vẫn như chưa hoàn thành”. Bà Vũ Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Giang chia sẻ.

Từ NTM đến NTM kiểu mẫu là để xây dựng nông thôn tiên tiến, hiện đại và bền vững hơn nhưng vẫn phải giữ được những nét đặc trưng mang tính điển hình của nông thôn truyền thống. Hiện toàn tỉnh đã có 241 xã, 1 huyện và 496 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Với mục tiêu đến năm 2020, có 10% số xã trở lên đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Từ xây dựng thí điểm ở 3 thôn, đến nay mô hình “thôn NTM kiểu mẫu” đã dần được hình thành. Thông qua việc xây dựng mô hình đã tạo ra diện mạo mới khá rõ nét trong khu dân cư về phát triển kinh tế vườn hộ, cảnh quan môi trường, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về thay đổi tập quán sản xuất từ tự cung, tự cấp sang tư duy sản xuất hàng hóa... Đời sống văn hóa, tinh thần và thể chất của người dân ngày càng được nâng cao chất lượng...

Khó khăn thì vẫn còn nhiều nhất là khi đây là lần đầu tiên tỉnh thí điểm xây dựng mô hình “thôn NTM kiểu mẫu”. Trước mắt, phấn đấu đến hết quý II/2018, 3 thôn Xuân Lập, thôn 3 và Bái Sơn sẽ hoàn thành điểm mô hình “thôn NTM kiểu mẫu” làm cơ sở để nhân ra diện rộng trên toàn tỉnh, để “nhiều thôn NTM kiểu mẫu sẽ tạo nên xã NTM kiểu mẫu”.

Hoàng Việt Anh


Hoàng Việt Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]