(vhds.baothanhhoa.vn) - Miền Tây xứ Thanh có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. Những năm gần đây, lượng du khách đến các điểm du lịch như: Pù Luông (Bá Thước), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Bến En (Như Thanh), hang Con Moong, thác Mây (Thạch Thành)... ngày càng tăng cao. Chất lượng sản phẩm du lịch cũng được nâng lên, tuy nhiên, đến nay số lượng sản phẩm OCOP, nhất là sản phẩm từ 4 - 5 sao ở các địa phương miền núi còn rất hạn chế.

Xây dựng sản phẩm gắn với phát triển du lịch miền núi Thanh Hóa

Miền Tây xứ Thanh có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. Những năm gần đây, lượng du khách đến các điểm du lịch như: Pù Luông (Bá Thước), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Bến En (Như Thanh), hang Con Moong, thác Mây (Thạch Thành)... ngày càng tăng cao. Chất lượng sản phẩm du lịch cũng được nâng lên, tuy nhiên, đến nay số lượng sản phẩm OCOP, nhất là sản phẩm từ 4 - 5 sao ở các địa phương miền núi còn rất hạn chế.

Xây dựng sản phẩm gắn với phát triển du lịch miền núi Thanh HóaGian hàng sản phẩm OCOP của Hội LHPN Lang Chánh.

Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, đến nay Thanh Hóa đã có hơn 500 sản phẩm đạt sao, chủ yếu là 3 sao. Sự ra đời của các sản phẩm OCOP đã phát huy được thế mạnh địa phương, tạo nhiều việc làm cho lao động, góp phần giảm nghèo trên địa bàn. Song, thực tế các sản phẩm OCOP của 11 huyện miền núi còn ít, mới có 1 sản phẩm 4 sao . Vì thế, khi tổ chức các điểm du lịch, các huyện này đều phải phối hợp với các huyện đồng bằng hoặc địa phương lân cận để trưng bày, bán sản phẩm.

Du khách Nguyễn Thị Nga, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Mỗi năm, tôi đều về TP Sầm Sơn tắm biển nghỉ dưỡng, sau đó, tiếp tục đi Pù Luông, suối cá Cẩm Lương và đặt mua một số sản phẩm OCOP về làm quà cho người thân và bạn bè. Chẳng hạn như: Tôi nhiều lần muốn mua vịt Cổ Lũng, nhưng việc đặt mua đặc sản này không dễ, phải vào tận bản, thậm chí phải vào nhà dân. Kể cả mua một ít cơm lam khi đến tham quan suối cá Cẩm Lương... cũng khá khó khăn. Riêng nem chua Thanh Hóa, bánh lá răng bừa, hay kẹo nhãn Lang Chánh là thuận tiện và dễ dàng hơn.

Để khai thác thế mạnh địa phương phát triển sản phẩm OCOP, được biết những năm qua các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã biết phát huy thế mạnh địa phương phát triển sản phẩm OCOP nhưng chưa được nhiều. Đặc biệt chưa có sự liên kết giữa các sản phẩm OCOP, mở các gian hàng phục vụ khách du lịch, trong khi chủ cơ sở, hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm OCOP khó khăn về nguồn lực... Vì thế, Thanh Hóa cần có cơ chế riêng đặc thù hỗ trợ đầu tư cho phát triển các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, từ đó tạo ra thế mạnh thu hút ngày càng đông du khách về với miền Tây xứ Thanh.

Bài và ảnh: Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]