Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em
Với nhận thức trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em (XPTTĐTCPHVTE), tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa tặng quà trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Vĩnh Lộc.
Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.005.868 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm tỷ lệ 27,2% dân số toàn tỉnh), trong đó có 13.056 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm tỷ lệ 1,3% và 108.515 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chiếm tỷ lệ 10,79% trên tổng số trẻ em. Để triển khai hiệu quả công tác xây dựng XPTTĐTCPHVTE, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể theo từng năm; tổ chức tập huấn và hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em tại các địa phương thu thập thông tin, trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận
XPTTĐTCPHVTE. UBND các huyện, thành phố chủ động ban hành kế hoạch, giao trách nhiệm cho các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả quy định, tiêu chuẩn xây dựng
XPTTĐTCPHVTE gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; thường xuyên giám sát, hướng dẫn các địa phương đánh giá thực trạng, tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; lựa chọn địa phương đủ điều kiện thực hiện tốt các chỉ tiêu về xây dựng XPTTĐTCPHVTE làm mô hình điểm để nhân rộng trong những năm tiếp theo. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cán bộ, đảng viên và Nhân dân về sự cần thiết và nội dung các tiêu chí trong xây dựng XPTTĐTCPHVTE, từ đó, nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, các XPTT đều quan tâm đầu tư các công trình thiết thực cho trẻ em như: Xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị dạy và học; xây dựng điểm vui chơi, tổ chức các hình thức vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, TDTT và hoạt động xã hội phù hợp với trẻ em ở từng lứa tuổi. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em được hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra, tại các trường học, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị được thực hiện thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện, vui chơi, phát triển toàn diện của trẻ. Các trường học, các XPTT các thôn, xóm đều tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao cho trẻ em nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), Tết Trung thu, dịp hè. Việc phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cũng như việc trợ giúp, phục hồi tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương cũng có chuyển biến tích cực... Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em được hòa nhập với cộng đồng.
Cùng với việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh đã huy động các nguồn lực trong cộng đồng để chăm lo cho trẻ em. Hằng năm, Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh đã vận động sự ủng hộ của các đơn vị, cá nhân, tạo thêm nguồn lực chăm lo cho trẻ em, nhất là hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Từ nguồn quỹ, đã cấp học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên học khá, giỏi... giúp các em vơi bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”... từng bước xây dựng mỗi gia đình là một ngôi nhà hạnh phúc của xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc dạy bảo con cháu, tạo môi trường an toàn cho trẻ phát triển.
Nhờ thực hiện các giải pháp, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 466/559 XPTTĐTCPHVTE, chiếm tỷ lệ 83,36%; 559/559 XPTT đã thành lập, kiện toàn ban bảo vệ trẻ em các cấp, 100% các XPTT đã triển khai, thực hiện và khai thác dữ liệu trẻ em từ phần mềm quản lý trẻ em trực tuyến; 100% số vụ xâm hại trẻ em đều được phối hợp, can thiệp, trợ giúp và xử lý kịp thời theo đúng quy định; 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em lao động sớm, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập; tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ em dưới 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình cấp tiểu học đạt 99,5%; tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình cấp THCS đạt trên 96%...
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-11 10:00:00
Đưa kiến thức pháp luật đến học sinh
-
2024-12-11 09:59:00
Trưởng thôn “thắp lửa” phong trào nông thôn mới
-
2024-11-05 07:00:00
Bản tin Tài chính ngày 5/11: Diễn biến ngược của giá vàng trong nước trước bầu cử Mỹ
Theo chồng “gieo chữ” nơi vùng cao
Bản tin Tài chính 4/11: Sau tuần chốt lỗ đậm, giá vàng liệu có biến động?
Thời tiết ngày 4/11: Thanh Hóa đón không khí lạnh tăng cường
“Hồn làng” trong bức tranh nông thôn mới
Hương lúa quê nhà
Hội thi “Thủ lĩnh tài năng" và Liên hoan các mô hình sáng tạo trong truyền thông
Đổi thay ở bản biên giới Xắng Hằng
Bản tin Tài chính 3/11: Giá vàng tuần tới được dự báo như thế nào?
Dự báo thời tiết ngày 3/11: Thanh Hóa sáng sớm có sương mù, ngày nắng