Xin chữ - cho chữ đầu xuân
Đầu xuân tại nhiều di tích trên địa bàn tỉnh luôn có hình ảnh quen thuộc đó là “ông đồ” cùng bút nghiên, giấy đỏ cho chữ.
Chương trình nghệ thuật thư pháp ngày mùng 4 tết tại TP Thanh Hóa.
Tại chùa Đại Bi (TP Thanh Hóa), sau khi lễ phật, nhiều du khách tập trung tại khu vực viết chữ thư pháp để xin chữ đầu xuân. Chị Trần Thanh Hà (TP Thanh Hóa) cho biết: “Năm nào vào dịp đầu xuân, khi đi lễ chùa tôi cũng xin chữ “bình an” với mong muốn cả năm mọi việc được bình an”. Còn em Trịnh Hoàng Linh, học sinh Trường THCS Điện Biên (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Em xin chữ “học giỏi” để treo lên góc học tập của em với mong muốn mình sẽ học giỏi, đỗ đạt trong các kỳ thi”.
Miệt mài bên nét thư pháp uyển chuyển, “cô đồ” Lê Thị Nga chia sẻ: “Vào dịp tết tôi thường đi cho chữ ở nhiều đền, chùa và các trường học trong tỉnh. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, xin chữ - cho chữ cũng có nhiều đổi khác. Nếu như xưa kia chỉ có giấy gió, mực tàu, thì ngày nay chữ thư pháp được thể hiện trên nhiều chất liệu như giấy gió, giấy nhung, lụa, mành, thẻ tre, lá bồ đề... Tuy nhiên, ý nghĩa của việc cho chữ - xin chữ vẫn còn nguyên giá trị đó là thông qua những nét thư pháp cầu mong những điều tốt đẹp đến với người được cho chữ”.
Trong hành trình du xuân đầu năm, đến với Khu di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt (Thường Xuân), sau khi dâng hương cầu mong những điều may mắn, bình an đến với gia đình và người thân, du khách có thể “thả hồn” vào không gian thư pháp tại đây. Phóng tay theo nét thư pháp, “ông đồ” trẻ Lê Ngọc Thành chia sẻ: Hằng năm, từ đêm giao thừa tôi thường chuẩn bị cho mình bộ đồ nghề tươm tất, đầy đủ bút lông, nghiên mực, giấy đến di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt để cho chữ. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến xin chữ. Người xin chữ luôn chọn sẵn một chữ mà họ tin rằng sẽ mang đến sự may mắn, ứng với mong ước của họ. Do đó, để mang đến một tác phẩm thư pháp đẹp cho người xin, người viết phải nắm được tiêu chí cơ bản về đường nét, bố cục; biết kết hợp giữa chữ và các câu thơ sao cho phù hợp. Quan trọng hơn, phải chuyển tải được cảm hứng, giá trị của bức thư pháp, lan tỏa được niềm vui, gửi gắm những lời chúc may mắn đến cho người xin chữ.
Không chỉ xuất hiện tại các di tích, mà tại các khu vui chơi, trung tâm thương mại cũng có hoạt động cho chữ. Đặc biệt, thời gian gần đây, Thư viện tỉnh và TP Thanh Hóa thường xuyên tổ chức chương trình nghệ thuật thư pháp, tạo điều kiện cho thư pháp gia trình diễn nghệ thuật thư pháp, giới thiệu những bức thư pháp đẹp, câu đối, lời chúc ý nghĩa và giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Thông qua việc xin chữ đầu năm để gửi gắm ước nguyện về một năm bình an, hạnh phúc... Hình ảnh cho chữ - xin chữ ngày xuân như tô điểm cho bức tranh mùa xuân thêm phần hương sắc.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-02-03 10:31:00
Du lịch Việt Nam bùng nổ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày
-
2025-02-03 08:33:00
Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
-
2025-02-03 08:22:00
Rộn ràng lễ hội mùa xuân
Con rắn trong điển tích
Tôi còn nhiều cái hẹn với quê Thanh
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường duyên tình xứ Thanh
Ân huệ của quá khứ...
Bình yên xanh
Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu tác phẩm kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Các trò chơi dân gian được yêu thích trong dịp Tết
Nhân Tết Ất Tỵ, tìm hiểu phong tục đón Tết của các nước châu Á
Đón Năm Mới theo lịch dương, người Nhật sẽ làm gì trong dịp Tết âm lịch?