Xuân trong trường học
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và càng ý nghĩa hơn đối với các em học sinh khi tết đến xuân về được cảm nhận không khí ấm áp, vui tươi, chào đón xuân mới trong chính ngôi trường mà mình học tập.
Trải nghiệm tết cổ truyền của dân tộc trong trường học.
Trải nghiệm tết cổ truyền
“Đến hẹn lại lên”, vào dịp cuối năm, cán bộ, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Kim Tân (Thạch Thành) lại háo hức chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu, trang trí lớp học, khuôn viên sân trường xanh, sạch, đẹp, lung linh mang sắc màu chuẩn bị đón xuân mới và tổ chức hội chợ xuân trong nhà trường. Năm học 2024-2025, Trường Mầm non thị trấn Kim Tân có tổng số 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có gần 400 em học sinh, chia thành 4 khối (mẫu giáo lớn từ 5 - 6 tuổi; mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5 tuổi; mẫu giáo bé từ 3 - 4 tuổi; khối nhà trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi). Năm nay, nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm hội xuân trong trường học, gói bánh chưng, trưng bày gian hàng ẩm thực quê hương.
Để các con có những trải nghiệm thú vị, đón mùa xuân mới Ất Tỵ, nhà trường lên kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng cụ thể, chi tiết chương trình. Cô Bùi Thị Duyên có gần 18 năm công tác trong ngành giáo dục và gắn bó với các em học sinh mầm non mang ý nghĩa đặc biệt vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Cuối năm với các cô giáo mầm non tuy bận rộn nhưng mà vui, đó là vừa chăm sóc, giáo dục các em học sinh theo chương trình giảng dạy, các cô giáo vừa tất bật chuẩn bị nguyên liệu, tự tay cắt dán, trang trí lớp học, cùng nhau trang trí trường học để các con cảm nhận không khí xuân. Những chiếc bánh chưng xinh, cành đào, cành mai, mâm ngũ quả... và sự háo hức của các con chính là niềm vui của các cô giáo, các bậc phụ huynh.
Có dịp đến thăm Trường Tiểu học Minh Khai 1 (TP Thanh Hóa), những ngày cuối năm, khuôn viên trường, lớp học đang được nhà trường chỉnh trang sạch đẹp. Xuân đang đến gần, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hội xuân, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa dành cho các em học sinh.
Cô giáo Dương Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trường Tiểu học Minh Khai 1 là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Nhà trường hiện có tổng số 54 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1.495 học sinh với 34 lớp. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động chào đón xuân mới với chủ đề “Không gian tết xưa”, gói bánh chưng trong trường học để các con cảm nhận tết cổ truyền dân tộc Việt Nam; tổ chức chương trình văn nghệ chào xuân; tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Điểm nhấn của “Không gian tết xưa” được trang trí với cành mai, cành đào khoe sắc, với “gian hàng mậu dịch”, các em học sinh được xếp hàng đi chợ tem phiếu, trải nghiệm mua sắm, tìm hiểu các sản phẩm truyền thống quê hương trong dịp tết. Dự kiến các hoạt động chào xuân sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến 22/1. Mục đích của chương trình mong muốn các con được trải nghiệm tết xưa, tham quan gian hàng các sản phẩm truyền thống quê với bánh chưng xanh, kẹo lạc, mứt tết, mật mía, miến dong, măng khô... Qua đó giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu bản sắc văn hóa dân tộc của các em học sinh với hoạt động trải nghiệm thông qua gian hàng xuân trong trường học.
Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước
Không chỉ riêng Trường Tiểu học Minh Khai 1 mà nhiều trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa đã và đang xây dựng kế hoạch với nhiều hình thức, nội dung phong phú để chào đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trường Tiểu học Đông Tân - ngôi trường ven thành phố với hơn 600 học sinh, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục tập thể với chủ điểm “Ngày tết quê em”, nội dung trọng tâm tổ chức hội chợ xuân nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu về tết cổ truyền Việt Nam, gói bánh chưng tặng học sinh nghèo, quyên góp hỗ trợ quà tết cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn... Ở Trường Tiểu học Quảng Thành tổ chức hoạt động tập thể với chủ đề “Lễ hội mùa xuân 2025” lồng ghép, tích hợp tài liệu giáo dục địa phương; tổ chức tặng quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán; ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám - ngôi trường ở trung tâm thành phố tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Lễ hội mùa xuân - Spring Fetival 2025” lồng ghép, tích hợp tài liệu giáo dục địa phương với chủ đề về đặc sản và nghề truyền thống xứ Thanh; tổ chức tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán. Tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, năm học 2024-2025 có 37 lớp với hơn 1.700 học sinh, nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục tập thể đa dạng dịp Tết Nguyên đán như tìm hiểu nghề truyền thống quê hương em, chơi trò dân gian; tổ chức sinh hoạt chủ đề “Ngày tết quê em” lồng ghép, tích hợp tài liệu giáo dục địa phương với 3 chủ đề như: Trò chơi dân gian; Đặc sản xứ Thanh và Nghề truyền thống xứ Thanh; tổ chức tặng quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán. Ở hệ thống trường ngoài công lập, tiêu biểu như Trường Tiểu học, THCS&THPT NOBEL có tổng số 15 lớp với hơn 400 học sinh cũng đã có kế hoạch tổ chức hội chợ xuân trong toàn trường...
Trường Tiểu học Minh Khai 1 tổ chức chương trình Xuân yêu thương và trao quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm 2024. Ảnh: tư liệu
Hằng năm, ngành giáo dục và đào tạo các huyện, thị, thành phố đã chỉ đạo các nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể phù hợp có chủ điểm theo từng tháng. Trong đó, vào dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động tại nhà trường sẽ được tổ chức phong phú, đa dạng với nhiều chủ đề. Nếu như ở bậc mầm non, tiểu học, phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong khâu tổ chức, phối hợp cùng giáo viên trực tiếp hướng dẫn các con tham gia trải nghiệm tết cổ truyền thì ở bậc THCS, THPT trên cơ sở định hướng của nhà trường, thầy cô, học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như viết thư pháp, tự tay gói bánh chưng, chuẩn bị các gian hàng bán đồ ăn, đồ tự làm...
Không chỉ mang không khí xuân đến trường học, các nhà trường còn tổ chức hoạt động trao tặng quà tết cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại nhà trường hoặc quyên góp, ủng hộ, trao tặng quà tết đối với học sinh ở miền núi, vùng cao, miền biển. Việc làm ý nghĩa này góp phần giúp các em vươn lên trong học tập đồng thời giáo dục học sinh trong các nhà trường về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2025-01-06 14:14:00
Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
-
2025-01-05 19:35:00
2025 drone tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại Hồ Tây
-
2025-01-03 11:09:00
Người trẻ thể hiện tình yêu với tết cổ truyền
Công nhận 33 bảo vật quốc gia
Cần có giải pháp bảo vệ khu rừng mộ cổ
Tái hiện Lễ mừng cơm mới của đồng bào Thái ở Thanh Hóa
Top 10 phim Việt doanh thu cao nhất năm 2024: Phim gia đình chiếm ưu thế
NSND Xuân Bắc tiết lộ thông tin bất ngờ về chương trình “Táo quân 2025”
Bộ Văn hóa trao giải thưởng cho 17 sáng tác mới về đề tài dân tộc thiểu số
Năm Du lịch quốc gia 2025 mang đến vận hội mới cho “Con đường Di sản miền Trung”
Về một số từ láy “nôn nao”, “cồn cào”, “cơ cực”, “cục cằn”
NSND Tự Long được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội