“Thông báo trúng tuyển Trường THPT X. Xin chúc mừng em A… đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024”... là nội dung tin nhắn mà rất nhiều phụ huynh nhận được trong thời điểm kỳ thi THPT vừa kết thúc.

Xuất hiện tin nhắn lừa đảo trúng tuyển vào trường THPT công lập

“Thông báo trúng tuyển Trường THPT X. Xin chúc mừng em A… đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024”... là nội dung tin nhắn mà rất nhiều phụ huynh nhận được trong thời điểm kỳ thi THPT vừa kết thúc.

Sự bùng nổ của không gian mạng từ lâu đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả khó lường cho xã hội. Theo đó, hiện nay có 3 nhóm lừa đảo chính đó là: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác đã và đang diễn ra. Mặc dù rất nhiều cảnh báo được đưa ra, song số nạn nhân mắc bẫy vẫn tăng nhanh và mất hàng chục, hàng trăm, thậm chí cả tỉ đồng.

Xuất hiện tin nhắn lừa đảo trúng tuyển vào trường THPT công lập

Lừa đảo qua mạng luôn luôn thay đổi kịch bản mới. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, mới đây mạng xã hội truyền tay nhau đoạn tin nhắn gửi cho phụ huynh có con em thi vào lớp 10 thông báo về việc trúng tuyển nguyện vọng 2 vào lớp 10 một trường THPT công lập gây xôn xao dư luận. Theo đó, tin nhắn thông báo này ghi rõ họ, tên, số báo danh, địa chỉ của thí sinh và đề nghị đến trường nộp hồ sơ theo địa chỉ, thời gian cụ thể.

Đứng trước thông tin trên, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng, bất an khi thông tin cá nhân của con bị lộ, dù không đăng ký hoặc cung cấp thông tin cho bất cứ cơ sở đào tạo nào ngoài các nguyện vọng trường THPT công lập con mình đăng ký; thế nhưng, dữ liệu của học sinh vẫn nằm trong tay các trường tư thục, trung tâm giáo dục, trường nghề...

Xuất hiện tin nhắn lừa đảo trúng tuyển vào trường THPT công lập

Tin nhắn được xác định là giả mạo thông báo trúng tuyển vào lớp 10. (Ảnh chụp màn hình)

Chưa dừng lại ở đó, việc các Trung tâm Tiếng Anh lấy số điện thoại của phụ huynh, sau đó gọi điện thoại mời tham gia khóa học, kiểm tra trình độ, rồi ra “quyết định” trúng tuyển... đã gây phiền hà, bức xúc cho không ít người. Sự bức xúc của nhiều phụ huynh không chỉ nằm ở chỗ bị làm phiền qua các cuộc điện thoại từ các sim “rác” mà còn là câu hỏi đặt ra tại sao các cơ sở đào tạo, các trung tâm lại có số điện thoại, thông tin cá nhân, địa chỉ nhà mình để liên lạc tư vấn?

Kỳ thi vào lớp 10 đã qua, ngày mai các sĩ tử trên toàn quốc sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT; các bậc phụ huynh, học sinh cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác trước những hình thức lừa đảo trên để tránh bị kẻ gian lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cha mẹ và học sinh, cần theo dõi và cập nhật thông tin chính thức tại các kênh chính thống của Sở GD&ĐT. Đồng thời, thực hiện theo nguyên tắc “5 không” khi tham gia môi trường mạng để tránh được những rủi ro, “tiền mất tật mang” như: không đăng nhập vào đường link lạ; không cung cấp bất kỳ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng; không cung cấp mã OTP cho người khác biết; không chuyển bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng theo yêu cầu của đối tượng; không chuyển bất cứ khoản tiền nào để làm thủ tục vay tiền hoặc chứng minh tài chính.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]