(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), huyện Yên Định đang nỗ lực triển khai bằng nhiều mô hình nổi trội. Được triển khai thí điểm thành công tại các xã Định Hưng và Định Long, trong năm 2024, mô hình “3 không” sẽ tiếp tục được huyện Yên Định nhân rộng ra toàn huyện với lộ trình thực hiện được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thực hiện tại các xã đã hoàn thành CĐS (3 xã hoàn thành CĐS năm 2023, 8 xã đang gửi hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành CĐS trong đó có 6 xã tỉnh giao và 2 xã vượt chỉ tiêu). Giai đoạn 2 là những xã sẽ “về đích” CĐS trong năm 2024.

Yên Định: Các mô hình tạo đột phá trong chuyển đổi số

Thực hiện mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), huyện Yên Định đang nỗ lực triển khai bằng nhiều mô hình nổi trội. Được triển khai thí điểm thành công tại các xã Định Hưng và Định Long, trong năm 2024, mô hình “3 không” sẽ tiếp tục được huyện Yên Định nhân rộng ra toàn huyện với lộ trình thực hiện được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thực hiện tại các xã đã hoàn thành CĐS (3 xã hoàn thành CĐS năm 2023, 8 xã đang gửi hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành CĐS trong đó có 6 xã tỉnh giao và 2 xã vượt chỉ tiêu). Giai đoạn 2 là những xã sẽ “về đích” CĐS trong năm 2024.

Yên Định: Các mô hình tạo đột phá trong chuyển đổi sốHệ thống camera giám sát an ninh tại thôn Đồng Tình, xã Định Hưng (Yên Định).

Thực hiện điểm mô hình “3 không”, đến nay, tại xã Định Hưng đã phát huy được giá trị của CĐS trong các hoạt động tại địa phương và xây dựng được nhiều mô hình vì Nhân dân phục vụ nổi bật như mô hình “Thứ 2 ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn”. Vào mỗi ngày thứ 2 hằng tuần, cán bộ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả sẽ hướng dẫn cho Nhân dân đến giao dịch thực hiện các thủ tục hành chính bằng cách tạo ra bộ mã QR Code các thủ tục hành chính thiết yếu để Nhân dân quét và thực hiện theo hướng dẫn. Thứ 6 ngày không hẹn là các thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến và người dân được cán bộ công chức phụ trách giải quyết ngay mà không cần hẹn theo quy định của các thủ tục hành chính (giải quyết trước hạn) trừ những thủ tục hành chính có vướng mắc.

Định Hưng cũng gây “ấn tượng” với mô hình “Giờ thứ 9”, cán bộ, công chức sẽ làm thêm giờ để giải quyết cho xong những thủ tục hành chính còn dang dở. Tại cơ sở, các mô hình CĐS cũng được các thôn triển khai và thực hiện hiệu quả. Bí thư chi bộ thôn Đồng Tình, xã Định Hưng Lê Xuân Vũ chia sẻ: Quyết tâm xây dựng thôn thành thôn thông minh, Nhân dân thôn Đồng Tình đồng lòng, nhất trí trong thực hiện các nhiệm vụ liên qua đến CĐS. Đến nay, thôn đã có hệ thống camera giám sát an ninh trật tự, xây dựng cụm loa thông minh, thư viện điện tử, các ngõ số, nhóm zalo thôn... Nhận thấy những tiện ích mà CĐS mang lại, Nhân dân trong thôn đều vui mừng, phấn khởi, tích cực thực hiện cài đặt tài khoản định danh điện tử, tài khoản ngân hàng, chữ ký số... dưới sự hướng dẫn của Tổ công nghệ số cộng đồng thôn.

“Thực hiện các mô hình CĐS đã góp phần làm tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Những hiệu quả mà CĐS mang lại là yếu tố quan trọng để Định Hưng tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy CĐS trong thời gian tới, nhằm mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân” - ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Định Hưng, cho biết.

Yên Định: Các mô hình tạo đột phá trong chuyển đổi sốNgười dân thôn Đồng Tình, xã Định Hưng quét mã QR Code để truy cập thư viện số.

Năm 2024, huyện Yên Định xác định mục tiêu tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình trong CĐS tại các xã, thị trấn như: Mô hình “Thôn thông minh”; “Quản lý dân cư, quản lý di tích lịch sử trên nền tảng số”; “Camera giám sát an ninh, trật tự”; “Thư viện điện tử, phòng học thông minh tại các trường học”... Đồng thời, huyện cũng khuyến khích các đơn vị có thêm những sáng kiến hay trong xây dựng các mô hình CĐS phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình, sáng kiến hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy CĐS trên địa bàn huyện như mô hình: “Thứ 2 ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn”; “Ngày thứ 7 tình nguyện”; “Giờ thứ 9”; “Tuyến phố không dùng tiền mặt”... Từ những mô hình sáng tạo này đã góp phần đưa Yên Định trở thành “điểm sáng” trong thực hiện nhiệm vụ CĐS. Toàn huyện đã cài đặt được trên 28.000 chữ ký số, đứng đầu toàn tỉnh về cài đặt chữ ký số cá nhân.

Bà Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Yên Định cho biết: "CĐS với những mô hình mới, sáng tạo, phù hợp đã giúp đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, giúp người dân từng bước tiếp cận, sử dụng thành thạo và thụ hưởng những tiện ích mà CĐS mang lại, đồng thời ứng dụng hiệu quả công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong đời sống. CĐS cũng góp phần rút ngắn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS, hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, huyện Yên Định đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung hoàn thành các nhiệm vụ CĐS, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư... từ đó tạo sức bật cho sự phát triển của chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại địa phương.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]