Bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 của nhà báo Trần Mai Hưởng được chụp bằng chiếc máy ảnh Hải Âu với những cuộn phim ít ỏi còn lại. Đấy là khoảng khắc lịch sử đẹp nhất trong cuộc đời làm báo của ông. Trong bức ảnh đã hơn 50 năm ấy, đến nay vẫn chứa đựng ẩn số chưa có lời giải.

50 năm và ẩn số trong bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

Bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 của nhà báo Trần Mai Hưởng được chụp bằng chiếc máy ảnh Hải Âu với những cuộn phim ít ỏi còn lại. Đấy là khoảng khắc lịch sử đẹp nhất trong cuộc đời làm báo của ông. Trong bức ảnh đã hơn 50 năm ấy, đến nay vẫn chứa đựng ẩn số chưa có lời giải.

Khoảnh khắc lịch sử

Vào thời điểm lịch sử ấy, nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, khi đó là phóng viên chuyên về mảng viết, đã ghi lại hình ảnh chiếc xe tăng số hiệu 846 tiến vào giữa cổng Dinh Độc Lập.

Trong chuyến công tác tại TP.HCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ông Hưởng bồi hồi kể lại câu chuyện về bức ảnh được chụp cách đây nửa thế kỷ.

50 năm và ẩn số trong bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

Ảnh xe tăng số hiệu 846 tiến vào Dinh Độc Lập được nhà báo Trần Mai Hưởng chụp ngày 30/4/1975

Sáng ngày 30/4/1975, ông theo đoàn đánh mũi thọc sâu vào trung tâm thành phố. Ông nhớ lại, trước khi đến Dinh, hai bên vẫn còn giao tranh ở Thủ Đức. Đoàn xe của phóng viên phải nép sang một bên để tránh làn đạn. “Nếu không đi nhanh thì không kịp và dừng lại cũng rất nguy hiểm,” ông kể.

Trên đường tiến vào Dinh, nhà báo Trần Mai Hưởng xúc động ghi lại hình ảnh người dân hai bên đường hân hoan chào đón.

Trong số 7 tấm ảnh chụp được từ cuộn phim ít ỏi, có đến 4 tấm ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ đó.

Ông vẫn còn nhớ hình ảnh những đứa trẻ leo lên xe của đoàn, những người dân chạy xe máy theo sau, cất cao lời bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao.

Khi đến cửa Dinh, ông nhanh chóng rời khỏi chiếc xe chở mình và đồng nghiệp. Trước đó, đã có xe tăng tiến vào.

Theo phản xạ tự nhiên, ông giơ máy lên chụp chiếc xe tăng thứ tư.

"Về mặt không gian, đó là qua cổng Dinh Độc Lập, về thời gian có thể nhìn thấy ánh sáng từ trên chiếu xuống nòng pháo chia làm đôi, đó là thời gian của buổi trưa, nếu buổi chiều thì không thể có ánh sáng này được. Trên xe ngoài lực lượng của lữ đoàn 203 còn 2 chiến sĩ bộ binh của sư đoàn 304", nhà báo Mai Hưởng kể lại.

Trong khoảnh khắc bấm máy ấy, nhà báo Trần Mai Hưởng không nghĩ rằng, đó sẽ là một bức ảnh mang ý nghĩa lịch sử lâu bền, mà chỉ đơn giản nghĩ đó là một khoảnh khắc đẹp. Cuộn phim sau đó được gửi xuống Biên Hòa rồi được chuyển bằng máy bay về Hà Nội.

"Khó ai có thể nói trong tích tắc như vậy hình nó như thế. Tôi cũng không biết ảnh của mình như thế nào, bởi sau đó đi chiến dịch về, nhìn thấy các báo đăng mới biết. Lúc đó chỉ chụp xong rồi gửi cuộn phim về Hà Nội, ngoài đó họ tráng rồi sử dụng", ông Hưởng nói.

50 năm và ẩn số trong bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

Nhà báo Trần Mai Hưởng

Nhắc lại thời điểm 50 năm trước, nhà báo Trần Mai Hưởng vẫn coi đó là một kỷ niệm đẹp nhất trong sự nghiệp làm báo của mình.

Ngày 30/4/1975 cũng là ngày hội quân của lực lượng báo chí, và vào thời khắc lịch sử đó, có thể nói báo chí đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.

“Người ta nói, lịch sử có những ngày đi với tốc độ 1 ngày là 20 năm thì năm 1975 đúng là một năm như vậy”, nhà báo Trần Mai Hưởng nói.

Hành trình tìm kiếm hai người lính bộ binh

Bức ảnh chiếc xe tăng 846 tiến vào Dinh Độc Lập năm ấy không chỉ có hình ảnh những người lính xe tăng mà còn có sự hiện diện của hai người lính bộ binh. Tuy nhiên, cho đến nay, thông tin về hai người lính này vẫn là một ẩn số.

Anh Phùng Quang Trung, trưởng nhóm Skyline – nhóm chuyên thực hiện chỉnh sửa và phục dựng ảnh miễn phí cho gia đình liệt sĩ và Mẹ Việt Nam Anh hùng, cho biết anh đã nhận được lời đề nghị từ kênh Truyền hình Quốc phòng để phục dựng lại tấm ảnh lịch sử này với mục đích tìm kiếm thông tin về hai chiến sĩ bộ binh một cách thuận lợi hơn.

Đây cũng là niềm mong mỏi của rất nhiều người, bởi gần 50 năm đã trôi qua, danh tính của hai người lính ấy vẫn chưa được xác định.

"Đây có lẽ là nỗi niềm của các cựu chiến binh mong mỏi nhiều năm mà chưa tìm được 2 người đồng đội ngồi phía trước xe tăng dù họ khác đơn vị, một bên thuộc tăng thiết giáp, một bên thuộc bộ binh, đó là niềm đau đáu của các bác rất nhiều năm nay. Trong quá trình thực hiện, mình cũng nhận được nhiều sự động viên, gửi gắm, trong đó có cả bác lái xe tăng ngày đó, vẫn hằng ngày nhắn hỏi về tình hình", anh Trung nói.

50 năm và ẩn số trong bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

Bức ảnh được anh Phùng Quang Trung - nhóm Skyline phục dựng (ảnh: NVCC)

Ngoài ra, trưởng nhóm Skyline đã in và tặng 700 bức ảnh xe tăng 846 tiến vào Dinh Độc Lập, đồng thời chia sẻ file ảnh đã được phục dựng và tô màu nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Theo VOV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]