(vhds.baothanhhoa.vn) - Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BQL KBTTN) Pù Hu được giao quản lý khoán bảo vệ rừng (BVR), giữ vững ổn định an ninh rừng tại gốc với tổng diện tích 28.379,83 ha; nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát; đây là KBTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Những năm qua, KBTTN đã có nhiều giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Qua đó, bảo vệ nguyên vẹn tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở khu bảo tồn.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: Nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng cho người dân

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BQL KBTTN) Pù Hu được giao quản lý khoán bảo vệ rừng (BVR), giữ vững ổn định an ninh rừng tại gốc với tổng diện tích 28.379,83 ha; nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát; đây là KBTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Những năm qua, KBTTN đã có nhiều giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Qua đó, bảo vệ nguyên vẹn tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở khu bảo tồn.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: Nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng cho người dânNgười dân trên địa bàn vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu giao nộp súng săn cho cán bộ Trạm Kiểm lâm Tà Cóm, xã Trung Lý và Đồn Biên phòng Trung Lý (Mường Lát).

Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tà Cóm (thuộc BQL KBTTN Pù Hu), Bùi Thanh Hoài cho biết: Trạm có 3 kiểm lâm viên được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 3.133 ha rừng; 150,5 ha rừng sản xuất trên địa bàn 3 bản người Mông là Cá Giáng, Cánh Cộng và Tà Cóm, xã Trung Lý (Mường Lát). Với diện tích rộng, địa bàn nhiều nhưng lực lượng lại mỏng, vì vậy ngay từ đầu năm trạm đã xây dựng kế hoạch phối hợp với cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể các địa phương kiện toàn ban chỉ đạo với 17 thành viên. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành, địa phương trong công tác quản lý BVR, PCCCR. Trong đó tập trung triển khai kịp thời, đầy đủ các nội dung của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Kết quả, từ đầu năm 2023 đến nay, trạm đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền lồng ghép được 20 buổi, với gần 700 lượt người tham gia, tuyên truyền trên hệ thống loa cầm tay được 53 cuộc; phát hiện, thu giữ 1 bộ kích điện giun đất, 2 súng cồn, 1 súng kíp, 30 bộ dây cáp sắt bẫy thú, gần 60 bộ bẫy chuột...

Trao đổi thêm với chúng tôi về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân, ông Đỗ Ngọc Dương, Giám đốc KBTTN Pù Hu, cho biết: KBTTN Pù Hu có hệ động vật phong phú với 915 loài, trong có hơn 30 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quản lý diện tích rừng hiện có, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo ổn định tình hình quốc phòng - an ninh trên địa bàn, BQL KBTTN Pù Hu đã đề ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược, trong đó xác định công tác dân vận là nhiệm vụ cấp bách, vì các hộ nhận khoán đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, ngay từ đầu năm đơn vị đã phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” với mô hình “Tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đệm KBTTN Pù Hu trên địa bàn xã Trung Lý giao nộp súng săn, các dụng cụ bẫy bắt động vật hoang dã và ngăn chặn, xử lý các hành vi bẫy bắt động vật rừng trái phép”; tuyên truyền công tác quản lý BVR, PCCCR, phát triển rừng; các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp đến Nhân dân trên địa bàn được giao quản lý. Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện linh hoạt với nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn với phương châm “Mưa dầm thấm sâu”. Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, BQL đã tổ chức được 158 hội nghị tuyên truyền lồng ghép thông qua hình thức họp dân, với tổng số 10.713 lượt người tham gia; tuyên truyền miệng và qua loa phóng thanh được 130 lượt tại 10 xã vùng đệm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức trong đơn vị được 9 buổi với 268 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, ban cũng đã tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng được 1.389 lượt, tập trung tại các khu vực trọng điểm còn giàu tài nguyên, có nguy cơ xảy ra khai thác; phối hợp với chính quyền địa phương, BQL các thôn, bản vùng đệm duy trì quản lý tập trung 131 cưa xăng tại cộng đồng. Chú trọng công tác thu hồi súng săn, các dụng cụ bẫy bắt trong rừng đặc dụng, đặc biệt là các thôn có đồng bào người Mông sinh sống. Ứng dụng thiết bị flycam trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng nhằm sớm phát hiện các vi phạm lâm nghiệp trên địa bàn được giao quản lý.

Với việc triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong quản lý BVR, bảo tồn đa dạng sinh học, có thể thấy diện tích rừng được giao cho BQL KBTTN Pù Hu quản lý đã dần đi vào ổn định; các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép đã được kiểm soát chặt chẽ; ý thức trách nhiệm của người dân từng bước được nâng cao, tạo được động lực trong việc tham gia BVR, không có hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, không có hiện tượng cháy rừng xảy ra. Các vụ vi phạm đã được xử lý kịp thời đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng không xảy ra trên địa bàn quản lý.

Bài và ảnh: Ngọc Tiến



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]