Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong giờ thực hành
Vấn đề an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặc biệt coi trọng. Thông qua việc chấp hành nghiêm các quy định, nội quy đã góp phần hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong quá trình thực hành đối với học sinh, sinh viên.
Lê Thị Phương Nhi, Khoa cơ khí, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa trong một giờ thực hành.
Với bề dày truyền thống, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa luôn là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo lao động đa ngành nghề, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng như khả năng lập thân, lập nghiệp cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trường hiện có 9 khoa phòng với nhiều ngành, nghề đào tạo kỹ thuật thực hành như: công nghệ ô tô, điện công nghiệp, tự động hóa, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, cơ khí... Đặc thù các ngành này thường chú trọng thực hành, có nguy cơ cao về ATVSLĐ.
Cùng với việc giáo dục cho học sinh, sinh viên vững về kiến thức chuyên môn, giỏi về kỹ năng nghề, những năm qua, nhà trường luôn quan tâm, chú trọng bảo đảm chất lượng và ATVSLĐ thông qua việc xây dựng hệ thống nội quy, quy định. Theo đó, học sinh, sinh viên trước giờ thực hành phải mặc quần áo bảo hộ lao động, không tự ý sử dụng thiết bị, máy móc, hệ thống điện,... khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
Là một trong số ít sinh viên nữ theo học tại Khoa cơ khí, nghề cắt gọt kim loại tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, Lê Thị Phương Nhi cho biết: “Đặc thù của ngành này thường xuyên thực hành đứng máy, để bảo đảm ATVSLĐ, mỗi học sinh, sinh viên trong khoa đều được thầy cô hướng dẫn chi tiết các thao tác, sử dụng máy móc, điều này nhằm giảm thiểu rủi ro cho các em trong quá trình vận hành, thực tập”.
Tại các xưởng thực hành, sinh viên được trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân.
Em Trần Văn Vương, sinh viên khoa Cơ khí công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) chia sẻ: "Nhà trường cũng thường xuyên lồng ghép ATVSLĐ vào chương trình giảng dạy qua các học phần chuyên biệt, giúp các em không chỉ hiểu rõ về quy trình, thao tác trên máy móc, mà còn hình thành thói quen tuân thủ an toàn trong sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sân khấu hóa còn góp phần truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, hiệu quả về ý nghĩa của ATVSLĐ".
Trong bối cảnh hiện nay, việc trang bị kiến thức và kỹ năng ATVSLĐ cho học sinh, sinh viên là vấn đề vô cùng quan trọng. Đối với một số ngành kỹ thuật, sinh viên thường xuyên phải tiếp xúc các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, nơi các yếu tố nguy hiểm luôn tiềm ẩn như cơ khí, điện, hóa chất,... gây tổn thương nếu không được giám sát chặt chẽ, quản lý đúng cách.
Giáo viên Khoa cơ khí công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn hướng dẫn sinh viên các thao tác thực hành máy.
Hơn 15 năm công tác tại Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, thầy Lê Doãn Mạnh chưa ghi nhận trường hợp tai nạn lao động nào của học sinh, sinh viên trong quá trình thực hành. Thầy Mạnh cho biết: "Mỗi ngành nghề đều có các tiêu chuẩn về ATVSLĐ riêng phù hợp với tính chất đặc thù. Với một số ngành kỹ thuật, tiềm ẩn những rủi ro nhất định về ATVSLĐ do đó nhà trường rất chú trọng công tác tập huấn, tuyên truyền, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập và thực hành. Ngoài ra, tại các xưởng thực hành luôn được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân như trang phục, kính bảo hộ,... nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn cho giáo viên, học sinh, sinh viên".
Về vấn đề này, thầy Nguyễn Huy Phương, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn cho biết: "Mong muốn tạo môi trường học tập, rèn luyện an toàn cho sinh viên, hằng năm nhà trường thường xuyên phối hợp lực lượng chức năng triển khai tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự. Cử giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên tham gia các khóa học ATVSLĐ, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, từ đó tạo ra môi trường dạy và học tập an toàn hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua việc duy trì hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mỗi năm nhà trường có hàng trăm học sinh, sinh viên có điều kiện tham gia các đợt thực tập, đồng thời tiếp cận thực hành với hệ thống công nghệ, máy móc hiện đại, được tư vấn an toàn lao động..."
Bài và ảnh: Trung Lê
{name} - {time}
-
2025-02-22 09:46:00
Dạy học hai buổi mỗi ngày: Làm thế nào để không vi phạm Thông tư 29?
-
2025-02-21 15:13:00
Cuốn sách hay và bổ ích trong học đường
-
2025-02-20 08:38:00
Lần đầu thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới: Đặc biệt lưu ý khâu tập dượt
36 trường được tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP
Bộ GD-ĐT tuyển 1.000 chỉ tiêu du học Liên bang Nga diện học bổng Hiệp định
Các trường THCS “trọng điểm” vẫn xét tuyển kết hợp đánh giá năng lực học sinh
18 năm cấm dạy thêm... trên giấy và thách thức trong thực hiện Thông tư 29
Trường tiểu học, trung học cơ sở công lập sẽ được tuyển giáo viên cao đẳng
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới trong sử dụng nền tảng giáo dục Khan Academy
Ngừng dạy thêm nhưng không ngừng hỗ trợ học sinh học tập, ôn thi
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Hướng tới các trường không học thêm, dạy thêm
Kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản: Lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng