(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo kết quả điều tra, hiện nay tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông ghi nhận có 590 loài cây thuốc, thuộc 445 chi, 161 họ của 7 ngành thực vật bậc cao có mạch và nhóm nấm, trong đó có 33 loài thuộc 30 chi và 24 họ cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam, nằm trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Thủ Tướng Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Theo kết quả điều tra, hiện nay tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông ghi nhận có 590 loài cây thuốc, thuộc 445 chi, 161 họ của 7 ngành thực vật bậc cao có mạch và nhóm nấm, trong đó có 33 loài thuộc 30 chi và 24 họ cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam, nằm trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Thủ Tướng Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Hoạt động điều tra đánh giá hiện trạng phân bố của ngải đen tại Khu BTTN Pù Luông.

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để bảo tồn và phát triển loài ngải đen tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019-2022”, nhằm bảo tồn và phát triển loài dược liệu này và tạo sinh kế nâng cao đời sống người dân vùng đệm và vùng lõi khu bảo tồn, từ đó giảm áp lực của con người vào tài nguyên rừng.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Các bộ phận thân, lá, hoa, củ của cây ngải đen.

Ngải đen có tên khoa học Kaempferia parviflora. Đây là cây thuốc quý, mọc trong rừng tự nhiên ở vùng núi cao của Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La. Ngải đen được ví như loài sâm rừng có tác dụng tăng cường sức khỏe và chống bệnh tật cho con người, đặc biệt là những người thường xuyên đi trong rừng sâu, nhiều ngày. Ngải đen sử dụng rễ củ ở dạng tươi, dạng khô hay ngâm rượu uống rất tốt cho sức khỏe.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 50 loại thuốc và thực phẩm chức năng được sản xuất từ thân rễ cây ngải đen, chủ yếu là viên nang, trà thảo dược, rượu thảo dược, bột khô, lát thái và thân củ khô, kể cả thân củ tươi.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Đơn vị đã bố trí các công thức thí nghiệm để nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài ngải đen.

Thực hiện đề tài khoa học, Khu BTTN Pù Luông đã điều tra xác định hiện trạng phân bố, đặc điểm nông sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen. Xác định các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, đặc điểm tái sinh và cấu trúc lâm phần của cây ngải đen, thu thập và xử lý tạm thời mẫu tiêu bản trên hiện trường. Đồng thời, xây dựng mô hình vườn ươm trên diện tích 1.000 m2, quy mô 1.500 cây.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Tập huấn kỹ thuật cho nông dân và triển khai nhân rộng mô hình.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Xây dựng vườn ươmg giống ngải đen tại Khu BTTN Pù Hu.

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Mô hình trồng thử nghiệm loài ngải đen tại thôn Tân Thành, xã Thành Lâm.

Từ kết quả bước đầu, hiện nay tại Khu BTTN Pù Luông, ngải đen đã được nhân ra diện rộng, với diện tích 0,5 ha tại khu vực rừng cộng đồng thôn Pà Ban, xã Thành Sơn (Bá Thước), đến nay cây đang phát triển tốt, phù hợp với khu vực trồng. Từ kết quả đã đạt được và nguyện vọng của người dân địa phương, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục nhân giống để cấp cho người dân trồng mở rộng mô hình.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]