(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhiều năm trở lại đây, tại một số địa phương trong tỉnh, các cơ sở sản xuất gạch không nung nhỏ lẻ, tự phát mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc tham gia sản xuất và lưu thông sản phẩm này lại nảy sinh nhiều bất cập trong khi đó lại chưa có cơ quan chức năng nào cấp phép và quản lý.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bất cập hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát

(VH&ĐS) Nhiều năm trở lại đây, tại một số địa phương trong tỉnh, các cơ sở sản xuất gạch không nung nhỏ lẻ, tự phát mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc tham gia sản xuất và lưu thông sản phẩm này lại nảy sinh nhiều bất cập trong khi đó lại chưa có cơ quan chức năng nào cấp phép và quản lý.

Theo số liệu thống kê hiện nay một số địa phương có nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát nhiều như: Huyện Quảng Xương 134 cơ sở, huyện Tĩnh Gia 95 cơ sở, huyện Cẩm Thủy 83 cơ sở, huyện Ngọc Lặc 77 cơ sở. Theo quy định, để thành lập và đưa cơ sở sản xuất đi vào hoạt động, tiêu thụ sản phẩm, các chủ cơ sở phải tiến hành các thủ tục như đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng sản phẩm với các cơ quan chức năng... Trên thực tế, đối với các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, việc tuân thủ các quy định này đã được thực thi, nhưng đối với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cụ thể là các hộ gia đình tham gia sản xuất gạch không nung tự phát, thì đến thời điểm này, chưa có cơ sở nào tuân thủ các quy định nói trên...

Tìm hiểu tại xã Yên Ninh (Yên Định), nơi có rất nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát đang đua nhau hoạt động. Trao đổi với một số người dân ở đây chúng tôi được biết để tham gia sản xuất và buôn bán sản phẩm gạch không nung, chủ cơ sở chỉ cần bỏ ra khoảng 30 triệu đồng mua máy trộn bê tông và máy đúc gạch cùng một số vốn lưu động và mặt bằng. Về các thủ tục để thành lập cơ sở sản xuất và lưu thông sản phẩm gạch, khi nghe chúng tôi hỏi đến, tất cả các chủ cơ sở đều lắc đầu khẳng định, rằng không cần xin giấy phép hay thực hiện bất cứ thủ tục nào với cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương cả.

Chị M, chủ cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn xã cho biết: gia đình tôi đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng cơ sở làm gạch bê tông xi măng từ hai năm nay. Lợi thế là có sẵn mặt bằng; nguyên liệu gồm mạt đá, xi măng thì chúng tôi nhập của nhà họ hàng nên giúp giảm chi phí đầu vào. Do sản xuất thủ công nên gia đình không đăng ký kinh doanh, cũng không xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm mà tỷ lệ nguyên liệu được pha trộn theo kinh nghiệm.

Tình trạng này cũng diễn ra tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương). Theo quan sát của chúng tôi, tại đây có rất nhiều các cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát đang hoạt động. Trao đổi với chị B, chủ một cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn xã, chị cho biết:Bình quân mỗi ngày một cơ sở sản xuất từ 1.000 - 1.500 viên gạch. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi khoảng 200 đồng/viên. Khi hỏi về chất lượng của sản phẩm, chịkhẳng định: Thường thì các gia đình sử dụng loại gạch này để xây hàng rào, quán xá, kho bãi. Những công trình này không yêu cầu chất lượng cao nên gạch chúng tôi sản xuất ra có thể đáp ứng được, nhưng nhiều khi, cơ sở sản xuất gạch của gia đình tôi vẫn có các hộ gia đình dùng để xây nhà kiên cố. Trong trường hợp này, khách hàng yêu cầu cơ sở sản xuất tăng khối lượng xi măng trong mỗi viên gạch nhằm bảo đảm chất lượng cho công trình.

Cần sớm có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát.

Ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát đua nhau mọc lên không chỉ xảy ra trên địa bàn hai xã nói trên mà đối với hầu hết các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh những hệ lụy như ô nhiễm môi trường hay gây lộn xộn trên thị trường vật liệu xây dựng... thì vấn đề chất lượng sản phẩm đang trở nên báo động khi càng ngày càng có nhiều công trình sử dụng loại vật liệu này...

Qua trao đổi với một số cán bộ cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, về vấn đề này thì hầu hết họ đều thừa nhận có thực trạng nói trên. Tuy nhiên, họ cho rằng về phía các chủ cơ sở không phải thực hiện các quy định trên đơn giản vì không bắt buộc phải làm điều đó bởi hiện nay cũng chưa có đơn vị nào đứng ra quản lý các cơ sở sản xuất gạch không nung nhỏ lẻ, tự phát.

Hơn nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát nêu trên không có sự đầu tư công nghệ, không đăng ký hợp quy chất lượng nên chất lượng sản phẩm không bảo đảm. Bên cạnh đó, do ít phải đầu tư về cơ sở vật chất, nguyên liệu đầu vào nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá.

Trao đổi về vấn đề này ông Mai Tuấn Tường - Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Định thừa nhận: Trên địa bàn huyện hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung nhỏ lẻ, tự phát mọc lên tuy nhiên hiện cũng chưa có bất cứ cơ quan nào đứng ra quản lý, vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Thực tế, cũng có nhiều DN phản ánh thị trường VLKN đang có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi cơ sở sản xuất được đầu tư bài bản với số vốn lớn, công nghệ mới, thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý liên quan... nhưng lại bị đánh đồng, khó cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất theo kiểu tự phát có giá thành thấp. Thực tế này nếu không được ngăn chặn triệt để sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình, gây thiệt hại cho những đơn vị làm ăn chân chính.

Từ thực trạng trên, thời gian tới rất mong các ngành chức năng có biện pháp chấn chỉnh các cơ sở sản xuất VLKN nhỏ lẻ, tự phát, đồng thời đề xuất biện pháp tăng cường quản lý hiệu quả các cơ sở này.

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]