(vhds.baothanhhoa.vn) - Có lẽ đối với nhiều người, nghề gác chắn ngành đường sắt đơn giản, nhàn hạ, nhưng thực tế đằng sau công việc tưởng chừng đơn điệu ấy là những nhọc nhằn, trách nhiệm ít ai thấu hiểu. Chúng tôi tìm đến Trạm chắn 187 + 950 (cung đường Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) nơi có 6 nhân viên đang làm nhiệm vụ đóng chắn đường ngang khi có tàu đến, hướng dẫn người và phương tiện qua đường ngang, đảm bảo an toàn giao thông. Căn phòng chật chội, cũ kỹ không điều hòa, khoảng 10m2.

Bình yên cho những chuyến tàu

Có lẽ đối với nhiều người, nghề gác chắn ngành đường sắt đơn giản, nhàn hạ, nhưng thực tế đằng sau công việc tưởng chừng đơn điệu ấy là những nhọc nhằn, trách nhiệm ít ai thấu hiểu. Chúng tôi tìm đến Trạm chắn 187 + 950 (cung đường Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) nơi có 6 nhân viên đang làm nhiệm vụ đóng chắn đường ngang khi có tàu đến, hướng dẫn người và phương tiện qua đường ngang, đảm bảo an toàn giao thông. Căn phòng chật chội, cũ kỹ không điều hòa, khoảng 10m2.

Bình yên cho những chuyến tàuĐối mặt với những nguy hiểm, vất vả thường trực nhưng những nhân viên gác chắn ngành đường sắt vẫn cần mẫn, tận tâm với nghề, lạc quan yêu đời, bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến tàu qua.

Chị Trần Thị Tâm (SN 1980, quê gốc Hà Tĩnh, lấy chồng ở xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) đang nấu ăn trong căn bếp nhỏ. Nói là bếp nhưng thật ra chỉ là một góc nhỏ đựng đồ dùng của nhân viên. Chị Tâm làm nghề gác chắn ở Hoàng Giang đến nay gần 14 năm.

Trước đây chồng chị cùng làm nghề gác chắn nhưng nay đã nghỉ, tìm việc mới. Chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề, chị Tâm cho biết: Nghề này không có thời gian nghỉ ngơi, nên có những lúc đang cầm bát cơm trên tay cũng phải bỏ ngang, chạy vội ra gác chắn để cảnh báo, kéo thanh chắn. Chưa kể, gặp hôm trực đêm mưa to, thời tiết lạnh giá, nhiều lúc buồn ngủ ríu mắt, nhưng anh em nhân viên phải tập trung cao độ.

Bình yên cho những chuyến tàuAnh Lê Đình Cường, SN 1989, Trạm chắn 187+950 (cung đường Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) kiểm tra tuyến đường sắt nơi mình phụ trách.

Theo anh Lê Đình Cường (SN 1989, Trạm chắn 187+950) đối với nhân viên gác chắn, họ được bố trí kíp, làm luân phiên ca ngày và ca đêm, mỗi ca kéo dài khoảng 12 tiếng (ca ngày từ 6 giờ sáng đến 18 giờ, ca đêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau). Công việc chính thường là nghe điện thoại trực ban, ghi nhật ký giờ đến, đi của tàu, bật đèn tín hiệu, kéo chắn để đảm bảo an toàn cho phương tiện, tính mạng người tham gia giao thông.

Công tác trong nghề đã hơn 14 năm, anh Cường chứng kiến rất nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười”. Anh kể làm nghề này tuyệt đối không được uống rượu bia trước và trong giờ làm việc, đồng thời bố trí thời gian ngủ, nghỉ trước khi lên ban kíp làm nhiệm vụ để thức canh tàu được thông suốt. Ngoài ra, nhân viên gác chắn còn kiêm luôn nhiệm vụ tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho người và phương tiện mỗi lần qua đường sắt. Bởi có những trường hợp khi có tiếng còi báo động, nhân viên kéo barie xuống nhưng có người vẫn cố tình vượt chắn, bất chấp tín hiệu cảnh báo để qua đường. Rồi những đêm muộn, những công nhân gác chắn luôn phải đề phòng đối phó với những thanh niên nghiện ngập, hút chích, say xỉn, cố tình vượt qua rất nguy hiểm...

Bình yên cho những chuyến tàuĐằng sau công việc tưởng chừng đơn giản, nhàn hạ là những nhọc nhằn, trách nhiệm ít ai thấu hiểu của những nhân viên gác chắn.

Với nhân viên gác chắn, việc được nghỉ lễ, tết với họ là một điều “xa xỉ” vì công việc hầu như không có ngày nghỉ. Không chỉ vậy, việc thường xuyên thức đêm, phơi nắng, phơi mưa cũng làm cho họ mắc phải một số bệnh nghề nghiệp như: mất ngủ, viêm xoang, dạ dày... Công việc tuy vất vả nhưng nhiều người vẫn luôn tận tâm với nghề, lạc quan yêu đời, chấp nhận đánh đổi để hàng ngày, hàng giờ bảo đảm bình yên, an toàn cho mỗi chuyến tàu qua.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]