Các Chi nhánh AGRIBANK tại Thanh Hóa đồng hành cùng Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM
Agribank là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM Agribank đã đẩy mạnh tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Tháng 1/2019 Agribank Thanh Hóa chia tách thành 3 chi nhánh loại 1: Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Chi nhánh Nam Thanh Hóa và Chi nhánh Bắc Thanh Hóa.
Nhờ nguồn vốn của Agribank, Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Lê Gia đã đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp xuất khẩu và phát triển du lịch.
Tính đến hết năm 2023 nguồn vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn đạt gần 58.000 tỷ đồng, chiếm 33,3% thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ đạt 61.000 tỷ đồng chiếm hơn 30% thị phần.
Doanh thu dịch vụ ngân hàng đạt 375 tỷ đồng. Thực hiện Chương trình MTQG XDNTM các chi nhánh Agribank tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cách làm hiệu quả. Triển khai các sản phẩm tín dụng Agribank phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng trên địa bàn nông thôn (HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đối tượng của các dự án chuyên đề Chương trình MTQG XDNTM). Đồng thời đơn giản hóa thủ tục vay vốn, công khai minh bạch quy trình, thủ tục cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận vay vốn. Từ nguồn vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, hạn chế được tình trạng “tín dụng đen”. Do đó đến cuối năm 2023, các chi nhánh Agribank tại Thanh Hóa đã có dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP là 45.537 tỷ đồng tại tất cả các huyện trực thuộc, chiếm 74,6% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh với gần 200 ngàn hộ dân, 555 doanh nghiệp và 3 HTX vay vốn. Trong đó, có nhiều khách hàng vay để thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Điển hình là các sản phẩm: giò bò của huyện Ngọc Lặc, Hậu Lộc; khâu nhục, lạp sườn của huyện Bá Thước; chè lam Phủ Quảng của huyện Vĩnh Lộc; nước nắm Lê Gia của huyện Hoằng Hóa; mắm tép Nghi Sơn; gạo tím quê Nông Cống; dưa baby của huyện Thiệu Hóa...
Nhờ có nguồn vốn được vay với lãi suất ưu đãi, các doanh nghiệp đã có cơ hội đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động... Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế gia đình và có những đóng góp cho kinh tế địa phương phát triển.
Được biết, trong thời gian tới, các chi nhánh Agribank Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, cân đối nguồn vốn ưu tiên cho vay nhu cầu vốn thực hiện chương trình NTM phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt cho vay đối với các nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện tốt nhiệm vụ của ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực trong chính sách tam nông, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG XDNTM trên địa bàn Thanh Hóa.
Bài và ảnh: Đức Vũ
- 2024-11-08 15:43:00
Liên hợp quốc cảnh báo 2024 là năm nóng nhất từ trước tới nay
- 2024-11-08 14:39:00
Đảm bảo an toàn đón khách dịp cuối năm
- 2024-11-08 07:00:00
Bản tin Tài chính 8/11: Vàng thế giới bật tăng mạnh, trong nước có dừng “lao dốc”?
Vé máy bay và tàu hỏa Tết còn nhiều, mức giá tăng cao so với năm trước
Tam Lư nỗ lực giảm nghèo bền vững
Nụ cười trở lại trên bản người Mông Tà Cóm
Bản tin Tài chính ngày 7/11: Vàng rớt giá sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Quan Hóa tích cực phòng, chống thiên tai
Những người có uy tín nơi vùng biên
Bản tin Tài chính 6/11: Giá vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn tiếp đà giảm
[Infographics] - 10 sự kiện thời tiết chết chóc nhất trong 20 năm qua
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em