Với mức giá rẻ, dễ dàng lắp đặt, xu hướng sử dụng camera giám sát của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến.

Camera giám sát tiềm ẩn “lỗ hổng” lộ lọt thông tin

Với mức giá rẻ, dễ dàng lắp đặt, xu hướng sử dụng camera giám sát của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến.

Theo báo cáo của TelecomDaily, Việt Nam là một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng dùng camera quan sát (CCTV) đang hoạt động. Trung bình cứ mỗi một hộ gia đình có ít nhất một đến hai chiếc camera giám sát; mỗi chiếc camera được ví như một chiếc máy tính hoạt động 24/24 giờ. Tuy nhiên, đây cũng chính là “lỗ hổng” để các vụ việc camera bị hack khiến thông tin hình ảnh, video bị lộ lọt diễn ra ngày càng nhiều trên không gian mạng.

Camera giám sát tiềm ẩn “lỗ hổng” lộ lọt thông tin

Dữ liệu camera giám sát từ một hộ gia đình bị rao bán trên nền tảng mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Thời đại công nghệ phát triển hiện đại, chỉ cần chi vài trăm nghìn đến vài triệu đồng thì ai cũng có thể mua được dữ liệu camera tại một khu vực nào đấy và còn được người bán cam kết “có hàng trăm nghìn lựa chọn cho người mua”, cho thấy lượng thông tin từ camera giám sát bị kẻ xấu “kiểm soát” không hề nhỏ. Tùy theo chất lượng nội dung các đối tượng rao bán dữ liệu trên nền tảng mạng xã hội ít chịu sự kiểm duyệt và thu hút của cộng đồng như Instagram, Telegram, Zalo... đặc biệt, nếu nội dung nhạy cảm lại có giá cao “ngất ngưởng”. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại trong xã hội khiến cho người dùng camera vô cùng lo lắng không biết khi nào mình sẽ trở thành “con mồi” hay “diễn viên bất đắc dĩ’ bị các đối tượng nhắm tới, khai thác tống tiền và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Mặt khác, thói quen ham của rẻ dùng các loại camera không có thương hiệu hoặc không biết camera có “lỗ hổng” bảo mật, thường để mật khẩu truy cập mặc định, do kiến thức sử dụng các thiết bị IoT hay camera còn hạn chế... là một trong rất nhiều lý do khiến người dùng bị lộ, lọt thậm chí bị rao bán hình ảnh riêng tư.

Camera giám sát tiềm ẩn “lỗ hổng” lộ lọt thông tin

Thông tin cá nhân rao bán tràn lan trên các hội, nhóm. Ảnh minh họa

Chị Uyên (trú tại phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Dùng camera giờ phổ biến như chiếc điện thoại thông minh, hầu hết nhà nào cũng lắp để tiện theo dõi cha mẹ già, giám sát các con, bảo vệ an ninh cho gia đình... Camera cũng tích hợp nhiều chức năng có thể nói chuyện trực tiếp hoặc nghe lại được các cuộc nói chuyện thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Phần nữa, việc lắp đặt 1 bộ camera cũng tương đối hợp lý không phải bỏ ra quá nhiều chi phí cũng có thể sở hữu cho gia đình một bộ camera hay chỉ cần săn sale trên các sàn thương mại điện tử giá dao động chỉ khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng”.

Camera giám sát tiềm ẩn “lỗ hổng” lộ lọt thông tin

Một nhóm mua – bán dữ liệu camera công khai trên MXH. Ảnh chụp màn hình

Anh D (trú tại phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) bộc bạch: “Là hộ kinh doanh nên việc lắp camera ở cửa hàng là thực sự cần thiết. Trước khi mua camera tôi cũng tham khảo rất nhiều loại trên thị trường từ loại vài chục triệu đến vài triệu, vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, do đặc thù phải lắp nhiều nên tôi không dùng có giá thành cao mặc dù biết nếu dùng loại giá rẻ sẽ tiềm ẩn nhiều rủ ro. Đặc biệt, hiện nay tôi thấy rất nhiều video không phải do người dân trích xuất mà bị đánh cắp thông tin đăng chào bán đầy rẫy trên các trang mạng xã hội; đáng lo hơn đó là các hình ảnh, video nhạy cảm của cá nhân, được đối tượng xấu ăn cắp thông qua camera khiến những người dùng camera như tôi đặt nhiều nghi vấn, liệu việc sử dụng camera có an toàn không?”.

Camera giám sát tiềm ẩn “lỗ hổng” lộ lọt thông tin

Nhiều loại camera giá rẻ được bán trôi nổi trên thị trường. Ảnh minh họa

Trên thực tế, camera là sản phẩm rất nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt thông tin khi dữ liệu hình ảnh, âm thanh từ camera do dữ liệu cá nhân truyền qua các khâu trung gian khi không có cơ chế bảo mật sẽ gây rủi ro cho người dùng. Đòi hỏi, người dùng cần hết sức nâng cao cảnh giác thường xuyên đổi mật khẩu, bảo vệ mật khẩu camera 2 lớp và không dùng mật khẩu mặc định. Sử dụng các loại camera có thương hiệu, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; yêu cầu kỹ thuật viên lắp đặt không cài thêm tài khoản “ẩn” và khi nhà cung cấp bàn giao hệ thống người dùng phải chủ động đổi mật khẩu ngay.

Theo khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, hành vi rao bán dữ liệu camera bị phạt tiền 40-60 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục là buộc hủy bỏ các thông tin trái phép. Bên cạnh đó, theo Điều 289 Bộ Luật hình sự, người rao bán dữ liệu camera còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; khung hình phạt từ phạt tiền 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù 1-12 năm. Trong trường hợp, chủ nhân các video bị hack đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, nhân phẩm và danh dự nên có quyền yêu cầu người rao bán camera phải hủy bỏ dữ liệu, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Lan Phú


Lan Phú

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]