Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, mạng xã hội (MXH) cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề, đặc biệt là việc phát ngôn thiếu chuẩn mực.

Cần có “thuốc đặc trị” cho phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, mạng xã hội (MXH) cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề, đặc biệt là việc phát ngôn thiếu chuẩn mực.

Thước đo văn hóa...

Xu hướng sử dụng MXH ngày càng gia tăng, từ người già đến trẻ nhỏ chỉ cần có chiếc smartphone cũng có thể tham gia chia sẻ thông tin và tương tác trên môi trường mạng. Tuy vậy, điều đáng lo ngại là có một bộ phận người vì muốn nổi tiếng đã có những lời nói bột phát, thiếu suy nghĩ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn góp phần tác động tiêu cực đến xã hội. Theo khảo sát được công bố mới đây của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số văn minh (DCI) thấp trên không gian mạng.

Cần có “thuốc đặc trị” cho phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng

Ai cũng có trong tay ít nhất vài ứng dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm cá nhân. Ảnh minh họa

Anh N.V.H, 32 tuổi (nhân viên văn phòng tại TP Thanh Hóa) chia sẻ về trải nghiệm không mấy dễ chịu khi tham gia một nhóm thảo luận trên MXH: “Tôi chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội, nhưng không ngờ khi vừa đưa ra quan điểm của mình, ngay lập tức, tôi bị một số người trong nhóm “tấn công” bằng những lời lẽ thô tục, xúc phạm. Điều đó khiến tôi rất khó chịu và quyết định rời nhóm".

Tương tự, chị P.T.L, giáo viên THCS cũng gặp phải tình huống tương tự. "Trong một lần đưa ra ý kiến về cách dạy học mới, tôi bị chỉ trích gay gắt và thậm chí bị mạt sát vì những quan điểm mà tôi cho là hoàn toàn hợp lý. Điều này khiến tôi cảm thấy sợ hãi khi bày tỏ ý kiến cá nhân của mình trên MXH".

Cần có “thuốc đặc trị” cho phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng

Những dòng trạng thái của nghệ sĩ gây tranh cãi.

Mặt khác, giới nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ là những người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, thậm chí cả những “trí thức” cũng có những phát ngôn tục tĩu, thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng khiến dư luận không khỏi bức xúc, người xem, người nghe muốn đưa ngay vào danh sách “blacklist”. Đồng thời, lợi dụng sự nổi tiếng, yêu mến, tin tưởng của khán giả quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... trên các trang MXH vẫn thu hút triệu lượt like, lượt tương tác tiếp tay đưa sản phẩm kém chất lượng tiềm ẩn rủi ro, độc hại đến tay người tiêu dùng; và khi bị lên án chỉ cần đăng vài dòng clip xin lỗi, mặc định coi như được tha thứ. Chính sự dễ dãi, lòng vị tha của cộng đồng mạng vô tình khiến cho cái mác “người của công chúng” dễ dàng “lộng lành” trên MXH. Chưa kể, xu hướng “ảo tưởng quyền lực" tự cho mình quyền phán xét “ném đá” người khác của các Tiktoker trước một sự việc chưa rõ đúng sai đã lên clip dẫn dắt, định hướng dư luận theo hàng loạt hệ lụy sau đó.

Cần có “thuốc đặc trị” cho phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng

MC Cát Tường quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Ảnh chụp màn hình

Không chỉ ảnh hưởng đến từng cá nhân, những phát ngôn thiếu chuẩn mực trên MXH còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến toàn xã hội. Các cuộc tấn công bằng lời nói có thể dẫn đến chia rẽ, hận thù và thậm chí là bạo lực trong thế giới thực. Một ví dụ điển hình vào hồi tháng 1/2024, tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, em N.P.Q.A. và em T. T. A. học sinh lớp 7, có mâu thuẫn liên quan đến việc đăng tải, bình luận nói xấu nhau trên MXH Facebook. Sau khi hẹn nhau, T.T.A. kéo theo nhóm bạn tới gặp em N.P.Q.A. để giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, nhóm của N.P.Q.A. đã luân phiên nhau vào “tỷ thí” với em N.P.Q.A. Video các em “tỷ thí” nhau được phát tán trên MXH với tiếng reo hò cổ vũ của các bạn xung quanh gây hoang mang trong cộng đồng.

Cần có “thuốc đặc trị” cho phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng

Hình ảnh em N.P.Q.A. bị bạo lực được chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, những thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo trên MXH cũng có thể gây ra sự bất ổn, hoang mang trong dư luận. Những thông tin sai sự thật lan truyền nhanh chóng, gây ra nhiều hệ lụy và tạo sự hoang mang, lo lắng không cần thiết trong cộng đồng.

Cần thiết phải định danh...

Trong công cuộc kiểm soát ngôn từ trên MXH, mới đây vào ngày 16/7/2024 Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã đề xuất: Đối với tài khoản trên MXH phải có định danh, sau khi định danh mới được bình luận. Các tài khoản xuyên biên giới cũng phải chấp hành pháp luật Việt Nam. Trước đó, năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất tài khoản cần xác thực với tên thật, số điện thoại mới được viết bài, bình luận và livestream trên mạng xã hội.

Cần có “thuốc đặc trị” cho phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng

Người dân cần tỉnh táo loại bỏ những thông tin “fake news” trên MXH. Ảnh minh họa

Phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của tất cả các bên, từ cá nhân, gia đình, nhà trường, cho đến các nền tảng mạng xã hội và chính phủ. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, nơi mọi người có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình mà không lo sợ bị tấn công hay xúc phạm.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]