(vhds.baothanhhoa.vn) - Thông minh, chính xác, gọn nhẹ là những từ dùng để miêu tả về chiếc đồng hồ thông minh có khả năng đo đường huyết mà người bệnh tiểu đường có thể đo mọi lúc, mọi nơi, không cần đi bệnh viện.

Cảnh giác với đồng hồ đo đường huyết: Sai một ly đi một dặm

Thông minh, chính xác, gọn nhẹ là những từ dùng để miêu tả về chiếc đồng hồ thông minh có khả năng đo đường huyết mà người bệnh tiểu đường có thể đo mọi lúc, mọi nơi, không cần đi bệnh viện.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) công bố, cả thế giới có tới 53 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20-79 tuổi thì có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy, hiện có gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng. Theo dự báo, số bệnh nhân mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Có thể hiểu, đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là một bệnh mãn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra, dẫn đến tăng nồng độ glucose trong máu (tăng đường huyết). Tăng đường huyết trong thời gian dài gây tổn thương ở nhiều cơ quan như tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh... Thực tế, việc theo dõi đường huyết thường xuyên được xem là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, giúp bệnh nhân kiểm tra lượng đường trong máu, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc, phòng ngừa biến chứng; và máy đo đường huyết như một “vật bất ly thân” của bệnh nhân tiểu đường.

Cảnh giác với đồng hồ đo đường huyết: Sai một ly đi một dặm

Chiếc đồng hồ “thông minh” đang được bày bán rộng rãi. (Ảnh chụp màn hình).

Nắm bắt tâm lý người bệnh ngại đến bệnh viện và e dè việc thử đường huyết mỗi ngày theo cách truyền thống là phải dùng kim tiêm cắm dưới da để lấy máu, thì thị trường đồng hồ đo đường huyết hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết, với nhiều loại đồng hồ không xâm nhập, tức là không cần trích máu đến từ các nước Nhật, Mỹ, Trung Quốc... được rao bán từ vài trăm đến vài triệu đồng. Thế nhưng, hiệu quả thì chưa thấy mà số bệnh nhận nhập viện trong tình trạng nặng hơn do dùng đồng hồ đo đường huyết sai lệch kết quả so với việc lấy máu thử đường huyết truyền thống.

Cảnh giác với đồng hồ đo đường huyết: Sai một ly đi một dặm

Nhiều công dụng được "tô vẽ" cho chiếc đồng đồ “đa di năng” được quảng cáo trên mạng... (Ảnh chụp màn hình).

Cảnh giác với đồng hồ đo đường huyết: Sai một ly đi một dặm

... và các chức năng do chính người bán “vẽ” ra... (Ảnh chụp màn hình).

Lướt mạng xã hội, ông N.T.P. (TP Thanh Hóa) - người mắc bệnh đái tháo đường đã hơn 10 năm nên rất cần một thiết bị đo đường huyết để “thoát” cảnh phải chích kim tiêm, nên ông đã chốt đơn đồng hồ đo đường huyết giá 2 triệu đồng. Ông P. chia sẻ: “Tôi thấy họ chạy quảng cáo trên Facebook, nhiều người cũng vào bình luận dùng sản phẩm tốt nên không ngần ngại mà liên hệ người bán đặt mua ngay. Họ chỉ ra cho tôi rất nhiều công dụng, cam kết bảo hành chỉ đeo thôi cũng có thể đo được đường huyết; sau khoảng 3-4 ngày tôi có nhận được hàng, tôi thử đeo và đo luôn chỉ số đường huyết hiển thị trên đồng hồ thì sai lệch rất nhiều so với phương pháp đo truyền thống mà tôi hay đo ở bệnh viện. Tuy nhiên, liên hệ người bán để hướng dẫn, phản hồi về việc trên thì luôn trong tình trạng không liên lạc được. Lúc này, tôi mới “tá hỏa” phát hiện mình đã bị lừa cũng may chưa ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe”.

Cảnh giác với đồng hồ đo đường huyết: Sai một ly đi một dặm

... cùng lời khen có “cánh” đến từ khách hàng ảo? (Ảnh chụp màn hình).

Thực tế, không chỉ đồng hồ đo đường huyết mà hiện thị trường máy đo đường huyết cũng đang rơi vào tình trạng “thật - giả” lẫn lội. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe chính mình và gia đình, người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác, tìm hiểu, cập nhật thông tin về các sản phẩm tốt, có chứng nhận, kiểm định của Bộ Y tế tránh “tiền mất tật mang”. Đồng thời, hiện các tổ chức y tế không khuyến cáo sử dụng các thiết bị đo đường huyết không xâm lấn để thay thế các kỹ thuật đo đường huyết mao mạch, hoặc đo đường huyết liên tục (CGM). Mặt khác, nhằm giúp người bệnh theo dõi, kiểm tra đường huyết tại nhà chỉ có kỹ thuật đo đường huyết mao mạch được khuyến cáo dùng cho người bệnh, độ chính xác cũng chỉ lên tới 95%. Bên cạnh đó, dù mua bất kỳ thiết bị đo đường huyết nào người dùng nên lựa chọn mua sản phẩm của các hãng sản xuất có uy tín tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế được cấp phép theo quy định. Khi mua nên chú ý thời hạn sử dụng của máy, của que thử, xuất xứ của sản phẩm...

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]