(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày vừa qua, dư luận xã hội xôn xao trước con số 350 nghìn tỷ đồng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến đề xuất để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Những ngày vừa qua, dư luận xã hội xôn xao trước con số 350 nghìn tỷ đồng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến đề xuất để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ hành động nhỏ

Số tiền để chấn hưng văn hóa được diễn giải là cho giai đoạn 11 năm, với những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo đầu tư phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động văn hóa, đảm bảo mục tiêu văn hóa ngang hàng kinh tế - chính trị - xã hội.

Từ năm 2011, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Và 10 năm sau, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước giai đoạn này đó chính là xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, trong đó có việc “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ”.

Điều đó cho thấy, chấn hưng văn hóa bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội. Có môi trường văn hóa sẽ tạo ra con người văn hóa. Con người văn hóa giữ vai trò chủ thể để giải quyết những bài toán căn cơ về phát triển văn hóa.

Nhìn từ phía gia đình tôi, mỗi lần đi học về, cu Tép lao vào nhà, lướt qua bà ngoại, chỉ kịp chào: “Bà!” và vội vàng vứt cặp sách để chơi đá bóng. Điều đó làm bà ngoại không hài lòng và thường than phiền: Bọn nhỏ giờ khác quá. Trước đây, học sinh đến trường nhìn thấy thầy giáo; về nhà thấy ông bà, cha mẹ; ra đường gặp người lớn tuổi là dừng lại, cung kính chào. Còn giờ đây là kiểu chào hỏi cho xong, cho phải phép. Mẹ tôi còn nhắc nhở chúng tôi, cứ lo chuyện đâu đâu, ép con học hành, đua nhau bằng bạn bằng bè, đau đầu vì nghĩ cách để có thêm nguồn thu, trong khi bỏ bê việc chăm sóc, bảo ban, dạy dỗ con trẻ từ những việc nhỏ. Để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, đáp ứng xu thế văn hóa nhân loại cũng đều “phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Còn ở ngoài xã hội, hằng ngày, chúng ta hoặc chứng kiến hoặc tiếp nhận những thông tin về tình trạng bạo lực, tội phạm, tệ nạn xã hội. Trong đó, đau buồn nhất là người ta sẵn sàng “xuống tay” sát hại cả những người ruột thịt, đấng sinh thành. Đó là còn chưa kể tới một “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”... là thủ phạm của các vụ “đại án”. Nguyên nhân của sự xuống cấp về đạo đức, băng hoại về lối sống, nhân cách... được lý giải là do mặt trái của cơ chế thị trường và nền tảng văn hóa bị lung lay. Bởi thế mà công cuộc chấn hưng văn hóa... chính là việc làm cần thiết.

Vẫn biết, công cuộc chấn hưng văn hóa cần thời gian dài, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân. Nếu không bắt đầu từ bây giờ, biết bao giờ chúng ta mới thực hiện được.

BẢO ANH



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]