“Cha già con cọc” và “Cha già con mọn”
Có người cho rằng “Cha già con cọc” là để “chỉ những người mà khi lớn tuổi rồi mà con vẫn đang còn nhỏ, có thể là do hiếm muộn mà họ sinh con khi đã cao tuổi rồi, [...] người ta gọi là tình cảnh cha già con cọc là như vậy”.
Giải thích như trên, theo chúng tôi là chưa chính xác.
1- “Cha già con cọc”
Chữ “cọc” trong câu tục ngữ đang xét không có nghĩa là “còn nhỏ”, mà là còi, còi cọc, ốm yếu, không có sức lớn (còn được dùng cho cây cọc, lợn cọc). “Cha già con cọc” được diễn giải là “Cha già thì/sinh con cọc”, và được hiểu: khi người cha sinh con ở độ tuổi đã cao, thì đứa sinh ra sẽ ốm yếu, còi cọc, chậm lớn, và phải rất vất vả để nuôi nấng. Ví dụ:
- “Nhân dân ta có câu: “Cha già con cọc” - đó là một kinh nghiệm quý báu về việc chọn lứa tuổi sinh con ở nam giới. Kinh nghiệm quý từ thực tế cuộc sống của dân tộc ta đã và đang được các công trình nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ”. (Báo Dân Trí).
-“Nhiều người quan niệm “cha già con CỌC”, đàn ông lấy vợ và sinh con muộn thì con sinh ra không được khỏe mạnh”. (Báo Vnexpress).
2. “Cha già con mọn”
Chữ “mọn” ở đây là “nhỏ”, “dại”, “bé”,... chỉ đứa trẻ đang ở độ tuổi phải bồng bế, bú mớm. Ví dụ, “Bận như con mọn”, “Chăm như chăm con mọn”. Chữ “mọn” trong câu “Cha già con mọn” đồng nghĩa với “dại” trong “Cha già con dại”, ví dụ “Cha già con dại chờ mong/ Anh đi vui thú chơi rong một mình (cd).
3- “Cha già con cọc” và “Cha già con mọn”
Như đã phân tích ở trên, “Cha già con cọc” trước tiên phải được hiểu là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về sức khỏe sinh sản của nam giới: người cha cao tuổi thì đứa con sinh ra sẽ ốm yếu còi cọc. Đôi khi nó được dùng để chỉ nỗi khổ của người đàn ông khi cao tuổi mới sinh con: sức già, mà con cái thì còi cọc, ốm yếu, nuôi nấng rất vất vả. Trong khi thành ngữ “Cha già con mọn” chỉ đơn thuần là nói về cảnh hiếm muộn của người đàn ông hiếm muộn khi về già mới có được đứa con (có khi là niềm vui), hoặc nỗi khó khăn vất vả khi người cha tuổi đã già mà còn phải chăm sóc, nuôi nấng con nhỏ. Ví dụ:
- “Cha già con mọn”. Khi tuổi đã ở bên kia sườn dốc cuộc đời, nhiều ông bố còn phải tay bồng tay bế con thơ. Tuổi già sức yếu, họ gặp không ít khó khăn đối mặt với cơm áo gạo tiền và chuyện nuôi con”. (Báo Dân trí).
- “Nỗi niềm “cha già con mọn”. Lên chức ba ở tuổi 60 - nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc gần như chắt cạn lòng mình ra để yêu thương con gái”. (Báo Quảng Nam).
- “Cha già con mọn”. Ngày con gái tôi chào đời, người thân, bạn bè, bà con lối xóm... đều chúc tụng. Tuy nhiên, sâu thẳm trong niềm hân hoan đó, không ít bạn bè đồng liêu vỗ vai, cười cười ngán ngẩm. Gần 60 tuổi rồi mà còn ẵm bồng, chăm sóc, dỗ dành đứa con đỏ hỏn. Ừ! Chắc chắn là cực rồi! Nhưng, hạnh phúc lắm nha! (Báo Sài Gòn Giải phóng).
Như vậy, chúng ta không thể đem câu “Cha già con cọc” để thay thế cho “Cha già con mọn”. Vì “Cha già con mọn” chỉ đơn thuần là nỗi vất vả nuôi con nhỏ của người cha già, chứ không nói về sự ốm yếu của đứa con. Mặt khác, “Cha già con mọn” có khi là niềm hạnh phúc của nhiều người hiếm muộn. Trong khi “Cha già con cọc” lại nói về mặt tiêu cực khi người đàn ông sinh con ở độ tuổi đã cao, hoặc nỗi khổ, vất vả của đàn ông cao tuổi mới có con, con cái thường còi cọc, không được khỏe mạnh như bình thường.
Do không hiểu cặn kẽ, nên nhiều người (kể cả các nhà biên soạn từ điển) đã nhầm lẫn, coi “Cha già con cọc” và “Cha già con mọn” là hai câu đồng nghĩa*.
Hoàng Tuấn Công (CTV)
[*] - Điển hình như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giảng: “Cha già con cọc: cha đã nhiều tuổi mà con thì còn bé dại; chỉ cảnh người đàn ông có con muộn”; “Cha già con mọn: Như Cha già con cọc”.
{name} - {time}
-
2024-11-23 09:09:00
Lần đầu trưng bày bức chân dung quý hiếm của danh họa Caravaggio
-
2024-11-23 08:52:00
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững
-
2024-03-22 09:12:00
Phạm Thành, mang mùa xuân về phố
Lễ hội cầu an - cầu ngư xã Hoằng Trường
Nghè Tế Độ cần sớm được trùng tu
Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam” diễn ra từ 20/4
Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”: Một bài toán khó
Phát động Tháng Âm nhạc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Đặc sắc Lễ hội Mường Xia
Mặt vuông chữ điền
Festival Phở 2024 hội tụ hương vị ba miền
Viết truyền cảm, nói thông suốt - Có khó không?