Chàng trai xứ Thanh mang hương vị nem chua đi khắp mọi miền Tổ quốc
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nem ở phố Tân An, phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa), anh Lê Tuấn Anh, 36 tuổi, Giám đốc thương hiệu Nem bà Thường 1978 (có cơ sở sản xuất và văn phòng ở địa chỉ 12/93 Chính Kinh, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) lớn lên trong mùi thơm của thính, của lá chuối và thịt lên men. Từ 5 đến 7 tuổi, anh đã được bà và mẹ dạy cho cách gói nem và “thẩm” độ chín của nem. Vì thế, nem chua với anh là tuổi thơ cũng là miếng cơm, manh áo của cả gia đình.
Năm 2023, anh Lê Tuấn Anh ký kết với đơn vị Ngọc Hường Mart, tỉnh Nam Định cung cấp 5 tấn nem với trị giá 1,3 tỷ đồng.
Trong câu chuyện về món ăn đặc sản của xứ Thanh, anh Lê Tuấn Anh, chia sẻ: “Khác với các loại nem thính được gói kỳ công, thêm gia vị lá ổi, thường có vào dịp Tết; nem chua Thanh Hóa nhỏ chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay hoặc vuông bằng chén uống trà, phù hợp trong mâm cơm gia đình hay những bữa nhậu với bạn bè... Cũng với nguyên liệu lá chuối tươi, thịt nạc, bì lợn, tỏi, tiêu, ớt, lá đinh lăng, thính gạo và thêm chút gia vị nhưng nem chua Thanh Hóa chín cầm chắc tay, khi ăn có độ ngọt, chua nhẹ của thịt, giòn của bì, màu sắc hồng tươi, thơm mùi gia vị tiêu, tỏi, ớt. Mỗi nhà làm nem lại có bí quyết riêng trong quá trình trộn, ủ nên sản phẩm cũng sẽ có hương vị khác nhau”.
Nem chua Thanh Hóa nhỏ chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay hoặc vuông bằng chén uống trà, phù hợp trong mâm cơm gia đình hay những bữa nhậu với bạn bè.
Theo lời anh Lê Tuấn Anh, vào những năm 70 của thế kỉ trước, khi nem chua vẫn chưa thật sự nổi tiếng và có “định danh” riêng như hiện tại, bà nội anh là Trần Thị Thường đã lọ mọ đi tìm tòi, học hỏi để làm. Trong một lần đến nhà người quen ăn cơm, bà được chủ nhà mời ăn món thịt lên men quấn trong lá chuối, ăn cùng tỏi, ớt... hương vị rất ngon và lạ. Bà tò mò tìm hiểu cách làm thì được chủ nhà hướng dẫn. Vì thích nên bà thường xuyên làm cho gia đình ăn và tham khảo ý kiến, thêm cái này, bỏ cái kia... cho đến khi được tất cả mọi người công nhận. Năm 1978, bà bắt đầu kinh doanh món ăn đặc biệt này. Buôn bán thuận lợi, bà mở một xưởng nhỏ trên phố Tân An, phường Ngọc Trạo. Tên gọi nem chua bà Thường Tân An xuất hiện từ đó. Hơn 50 năm qua, con cháu bà Thường vẫn viết tiếp câu chuyện về nem chua Thanh Hóa.
Bản thân anh Lê Tuấn Anh đang là thế hệ thứ 3 làm nem chua. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tư duy số trong tiếp thị, đã đưa thương hiệu nem chua bà Thường Tân An lên một tầm cao mới, nhưng vẫn giữ trọn hương vị truyền thống. Năm 2023, anh trở thành thành viên của Liên minh nhà cung cấp thực phẩm sạch FSA - là tổ chức hàng đầu, tập hợp những nhà sản xuất thực phẩm lớn, uy tín, chất lượng đến từ khắp nơi của Tổ quốc quy tụ tại Hà Nội. Cũng trong năm này, 5 tấn nem với trị giá 1,3 tỷ đồng đã được phân phối tại Ngọc Hường Mart, tỉnh Nam Định. Từ đó đến nay, thông qua liên minh, nhiều đơn hàng lớn đã được cơ sở kí kết với các bên phân phối trên mọi miền đất nước.
Anh Lê Tuấn Anh đưa sản phẩm nem Bà Thường đến với các cửa hàng thực phẩm cao cấp, nhà hàng, siêu thị trên địa bàn Hà Nội.
Được biết, nem bà Thường hiện đã phân phối trên 40 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với hàng trăm cửa hàng, đại lý, chủ yếu là các cửa hàng thực phẩm sạch cao cấp, siêu thị, nhà hàng. “Trong tương lai, tôi sẽ vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển thương hiệu Nem Bà Thường, cũng như gìn giữ và phát huy món ăn gia truyền mà bà và mẹ tôi đã dày công vun đắp bằng cả tâm huyết và tình yêu với nghề. Từ đó, đưa nem Bà Thường nói riêng và nem xứ Thanh nói chung đến với bạn bè khắp mọi miền Tổ quốc, xa hơn nữa là ra thị trường thế giới”, anh Lê Tuấn Anh tâm sự.
Phương Anh
{name} - {time}
-
2024-11-19 17:17:00
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền - người kiến tạo “ngôi trường hạnh phúc ”
-
2024-11-18 14:26:00
Còn sức khỏe, còn hiến máu cứu người
-
2024-07-21 08:24:00
“Cậu bé vàng” của piano xứ Thanh
Phạm Quang Thư: Đời chiến binh của tôi dài theo đất nước
Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo
Vũ Văn Dũng, vị tướng lừng danh thời Tây Sơn
Thơ Hà Khang và nguồn mạch tâm hồn
Tướng quân Lê Đăng Tiệm, nhân vật lịch sử thời Lê Trung Hưng
Tình người...
Cao Đình Độ: Đệ nhất tổ sư nghề kim hoàn
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Lê Tất Đắc “Một cốt cách xứ Thanh”