(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh Thanh Hóa, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chống “thực phẩm bẩn”, nhiều vụ bị phanh phui

(VH&ĐS) Nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh Thanh Hóa, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp.

Ghi nhận đầu tiên có thể kể ra đó chính là sự nỗ lực và cách làm hiệu quả tại TX Sầm Sơn. Với vị thế là đô thị du lịch biển, có hơn 600 cơ sở ăn uống, giải khát; hàng trăm hộ kinh doanh buôn bán các loại hải sản, đặc sản phục vụ khách du lịch, vì vậy công tác bảo đảm ATVSTP luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng, có tính quyết định tới việc xây dựng và củng cố hình ảnh du lịch văn minh của Sầm Sơn.

Từ đó các phường, xã trên địa bàn đều tích cực, chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các hộ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát ký cam kết bảo đảm ATVSTP. Nhờ đó ý thức, trách nhiệm của các hộ kinh doanh đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt, qua đó tạo sự yên tâm cho du khách khi tới với Sầm Sơn. Từ đầu mùa hè du lịch Sầm Sơn 2016 đến nay, trên địa bàn không xảy ra bất cứ vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Công an TP Thanh Hóa và Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh phát hiện bắt giữ, tiêu hủy 4.800 quả trứng gà nhập lậu từ Trung Quốc ngày 29/8.

Khác với Sầm Sơn, TP Thanh Hóa cũng là địa bàn nhạy cảm về ATVSTP. Riêng tổng số các hộ, cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ ăn uống có đăng ký là trên 1.000, chưa kể hàng ngàn cá thể kinh doanh nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình như bán hàng ăn sáng, giải khát. Hơn nữa, đây còn là trung tâm, đầu mối của nhiều loại thực phẩm. Các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng là những điểm nóng về vấn đề ATVSTP.

Trước tình hình đó, TP Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp, triển khai lực lượng chức năng bao gồm ngành y tế, cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, chính quyền các phường, xã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hộ, cơ sở kinh doanh. Đồng thời phối hợp và tiếp nhận nhiều thông tin phản ảnh từ người dân nhằm phát hiện các trường hợp vận chuyển, buôn bán, sản xuất các loại thực phẩm bẩn, không an toàn...

Mặc dù còn gặp không ít khó khăn do thiếu cán bộ có chuyên môn, trang thiết bị, song nhiều vụ vận chuyển, buôn bán, sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị phát hiện như vụ gần 1 tấn bì lợn thối bị bắt giữ ở phường Đông Vệ hồi đầu năm 2016; hơn 1 tạ bì lợn ôi thiu bị bắt giữ; 4.800 quả trứng gà nhập lậu và hàng tạ nhân bánh trung thu không rõ xuất xứ mới bị lực lượng chức năng của TP Thanh Hóa phối hợp với ngành chức năng phát hiện bắt giữ cuối tháng 8 đầu tháng 9/2016...

Trong khi đó, dù là các huyện miền núi nhưng không vì thế mà công tác bảo đảm ATVSTP bị lơi lỏng. Chỉ trong thời gian ngắn huyện Bá Thước đã phát hiện, bắt giữ 3 vụ vận chuyển nội tạng trâu, bò, lợn ôi thiu, bốc mùi hôi thối.

Từ đó, huyện cũng đã rà soát, kiểm tra các hộ, cơ sở kinh doanh ăn uống, các hộ buôn bán thực phẩm tươi sống trên địa bàn. Các trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm. Với những giải pháp, cách làm tương tự, một số huyện khu vực miền núi khác cũng làm tốt công tác bảo đảm ATVSTP có thể kể ra như Quan Hóa, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành...

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]