(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa hiện có trên 648.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng đạt 53,6%. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong phòng chống cháy rừng.

Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng

Thanh Hóa hiện có trên 648.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng đạt 53,6%. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong phòng chống cháy rừng.

Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng

Theo dõi diễn biến rừng qua hệ thống camera giám sát tại Chi cục kiểm lâm tỉnh.

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) có 23.816 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, trong đó điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây di sản Việt Nam. Hiện khu bảo tồn được coi là trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) đại diện cho khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Nhằm bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), bảo tồn ĐDSH, những năm qua đơn vị đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) trong công tác BVR, PCCCR, nâng cao tính ĐDSH. Đến nay, đơn vị đã xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu để thuận tiện cho tra cứu và điều hành, áp dụng công nghệ vào quản lý, BVR như sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy GPS trong hoạt động tuần tra rừng, ghi nhận thông tin ĐDSH, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng thông qua ảnh vệ tinh để đánh giá nhanh diễn biến rừng trong kỳ kiểm kê đánh giá. Bên cạnh đó, đơn vị đã ứng dụng thành công sáng kiến “Ứng dụng KHCN để nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát ĐDSH tại Khu BTTN Xuân Liên bằng phần mềm Smart phone”. Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện có hiệu quả và nhân rộng sáng kiến “Ứng dụng bổ sung phần mềm GPS-Photo link xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và quảng bá các loài cây cổ thụ quý hiếm và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ở Khu BTTN Xuân Liên”. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác BVR, PCCCR, nâng cao tính ĐDSH ở Khu BTTN Xuân Liên đã giúp lãnh đạo quản lý nắm bắt được tình hình thực tế các trạm kiểm lâm, làm giảm thời gian đi kiểm tra đến các trạm từ 96 ngày xuống 12 ngày. Công cụ này cũng được áp dụng cho các tổ BVR của các thôn, bản nhận khoán BVR với khu bảo tồn để các trạm kiểm lâm giám sát và điều hành các tổ BVR; tiếp tục thực hiện và nhân rộng sáng kiến ứng dụng hệ thống GPS-Photo link quản lý cây cổ thụ quý hiếm trong khu bảo tồn.

Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên, cho biết: Những năm qua, đơn vị đã triển khai và thực hiện có hiệu quả 11 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong công tác BVR, PCCCR, nâng cao tính ĐDSH, như các đề tài, dự án: “Trồng rừng bán ngập nước tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường vùng ven lòng hồ chứa nước Cửa Đạt”; “Xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp bền vững tại vùng đệm Khu BTTN Xuân Liên”; “Điều tra, bảo tồn và phát triển 3 loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao: bách xanh, sến mật và re hương tại Khu BTTN Xuân Liên”; “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên” đã và đang thực hiện có hiệu quả và nhân ra diện rộng.

Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng

Sử dụng máy thổi gió để chữa cháy rừng ở Hạt kiểm lâm ven biển.

Nhằm từng bước ứng dụng KHCN, các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác BVR, PCCCR, thời gian qua, ngoài ứng dụng phần mềm chuyển bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp từ định dạng TAB của Mapinfo vào GPS để quản lý phát rẫy trong sản xuất nương rẫy ở Mường Lát; “xây dựng, số hóa và chuyển bản đồ khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn huyện Như Thanh vào máy GPS”; các mô hình, sáng kiến ứng dụng thiết bị công nghệ GPS phục vụ công tác BV&PTR, diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR tại các địa phương trong tỉnh. Từ năm 2018 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai phần mềm “Phân vùng trọng điểm cháy rừng” và hệ thống camera giám sát lửa rừng. Đến nay, đã lắp đặt 7 trạm khí tượng quan trắc tự động trên địa bàn các huyện có nguy cơ cháy rừng cao, kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ hiện trạng rừng, các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh; lắp đặt 11 camera giám sát lửa rừng có vòng quét 360 độ, tầm quan sát tới 10 km tại các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa. Nét nổi bật là các camera có độ phân giải cao, khả năng thu nhận hình ảnh 24/24h. Hình ảnh được truyền qua mạng internet đến máy tính, thiết bị di động của cán bộ bộ phận trực chỉ huy chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở.

Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng

Điều khiển thiết bị bay không người lái trong công tác BVR, PCCCR tại đội kiểm lâm cơ động và PCCCR rừng số 2.

Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã thử nghiệm thành công kiểm soát và giám sát BVR, PCCCR bằng thiết bị bay không người lái tại đội kiểm lâm cơ động và PCCCR rừng số 2.

Ngoài ứng dụng KHCN trong công tác BVR, PCCCR, những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh còn đẩy mạnh phong trào sáng kiến kỹ thuật trong công tác BVR, PCCCR. Đặc biệt là mô hình “Sáng kiến kỹ thuật cải tạo máy cắt thực bì thành hệ thống chữa cháy rừng cơ động” đã và đang phát huy có hiệu quả và được nhân ra diện rộng.

Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng

“Sáng kiến kỹ thuật cải tạo máy cắt thực bì thành hệ thống chữa cháy rừng cơ động” của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã phát huy có hiệu quả.

Ông Thiều Văn Lực, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết: Nhằm từng bước ứng dụng chuyển đổi số trong công tác BVR, PCCCR theo Kế hoạch “Chuyển đổi số ngành lâm nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, hiện nay Chi cục kiểm lâm tỉnh đang tiếp tục ứng dụng công nghệ khoa học-kỹ thuật để đầu tư xây dựng thêm các trạm camera quan sát, phát hiện các khu vực trọng điểm cháy, tập trung nâng cấp các hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác BVR, PCCCR; phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH tỉnh Thanh Hóa xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; tập trung nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm, thiết bị chuyên ngành phục vụ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]