(vhds.baothanhhoa.vn) - Đến thời điểm hiện tại, đã có 3 nhà cầm quân ngoại quốc chính thức hành nghề ở V.League 2018, gồm: Chung Hae Seong - CLB Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai; Toshiya Miura - CLB Bóng đá Tp Hồ Chí Minh và Marian Mihail (FLC Thanh Hóa). 3/14 là một con số không hề nhỏ trong bối cảnh dăm ba mùa giải trở lại đây, ngôi vương giải chuyên nghiệp hoàn toàn thuộc về các ông thầy nội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện trên băng ghế huấn luyện giải chuyên nghiệp: Khi V.League hướng ngoại!

Đến thời điểm hiện tại, đã có 3 nhà cầm quân ngoại quốc chính thức hành nghề ở V.League 2018, gồm: Chung Hae Seong - CLB Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai; Toshiya Miura - CLB Bóng đá Tp Hồ Chí Minh và Marian Mihail (FLC Thanh Hóa). 3/14 là một con số không hề nhỏ trong bối cảnh dăm ba mùa giải trở lại đây, ngôi vương giải chuyên nghiệp hoàn toàn thuộc về các ông thầy nội.

Ở thời điểm hiện tại, thật khó bàn về năng lực cầm quân của cả 3 ông thầy ngoại. Bởi nhà cầm quân xứ Kim chi mới có vài tháng ngắn ngủi chèo lái đội bóng phố núi; HLV Toshiya Miura chỉ chính thức dẫn dắt một CLB chuyên nghiệp chừng vài tuần lễ... còn người chịu trách nhiệm về chuyên môn ở đội bóng bên bờ sông Mã tuy có thời gian hành nghề ở cựu lục địa nhưng kinh nghiệm của ông tại sân chơi V.League vẫn là con số 0 tròn trĩnh.

Ở góc độ khác, V.League hiện có tới vài ba ông thầy nội đang thất nghiệp. Trong đó, không ít cái tên đã trở thành “hàng hiệu” như: Huỳnh Đức (từng vô địch V.League 2009 cùng SHB. Đà Nẵng); Hữu Thắng (từng giúp Sông Lam Nghệ An đăng quang mùa giải 2011) và có thể kể đến Lê Thụy Hải - chiến lược gia giàu thành tích nhất với 4 chiếc cúp giành được ở đất Thủ Dầu Một.

Diễn biến ấy khiến người ta không thể không đặt ra câu hỏi: Tại sao các CLB chuyên nghiệp ở ta không tìm đến thầy nội với đặc thù lương thấp, giàu thành tích mà lại “hướng ngoại” - mời những nhà cầm quân lương cao và chưa chắc đã thành công như kỳ vọng?

Một thực tế không ai có thể phủ nhận là các ông thầy ngoại thường rất chuyên nghiệp cả trên sân cỏ cũng như trong sinh hoạt đời thường. Không phải ai khác, chính Quyền Chủ tịch CLB Tp Hồ Chí Minh khi còn là học trò của HLV Toshiya Miura đã thẳng thắn thừa nhận với báo giới: Thất bại của nhà cầm quân người Nhật Bản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, còn cá nhân “Vinh Nghệ” cũng như nhiều cầu thủ khác đã học được ở ông Toshiya Miura nhiều điều, từ cách tiếp cận, đọc trận đấu, lên đấu pháp cũng như điều chỉnh nhân sự. Phải chăng, chính vì “thấm” những bài học ấy nên khi ngồi ghế điều hành một đội bóng, một trong những việc đầu tiên mà vị Chủ tịch trẻ tuổi nghĩ đến là đưa “cố nhân” này về sân Thống Nhất.

Tuy nhiên, nếu chỉ có tác phong chuyên nghiệp thì “thương hiệu” thầy ngoại chưa hẳn đã có sức hấp dẫn lớn. Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên những “lùm xùm” xung quanh chuyện VFF sa thải chiến lược gia Toshiya Miura. Chiểu theo hợp đồng, VFF phải đền bù cho HLV này 3 tháng lương. Song thật bất ngờ là ông thầy trẻ đã từ chối nhận. Giải thích của HLV Toshiya Miura thật đơn giản là ông không còn huấn luyện thì chẳng có lý do gì tiếp tục nhận lương. Một hành động “chính nhân quân tử” chưa từng có ở các sân bóng trong nước.

Rõ ràng, dẫu không phải nhà cầm quân ngoại quốc nào cũng thành công ở sân chơi V.League (ngoại trừ HLV Calisto khi còn huấn luyện ở Long An) song trong con mắt người hâm mộ, họ vẫn giành được sự tôn trọng nhất định và sẽ không có gì quá lời khi nói: Tìm đến thầy ngoại là một trong những giải pháp để đưa CLB đi theo quỹ đạo chuyên nghiệp đúng nghĩa, nhất là với một vài CLB không đề cao tiêu chí “ăn xổi” như Hoàng Anh Gia Lai, Tp Hồ Chí Minh và phần nào là đội bóng FLC Thanh Hóa.

Có lẽ cũng suy nghĩ như thế mà tại V.League 2018, ban lãnh đạo FLC Thanh Hóa chỉ giao cho ông Marian Mihail mục tiêu khá “khiêm tốn” là có mặt trong nhóm 3 đội dẫn đầu?

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]