Cô giáo khởi nghiệp từ nghề hoa lụa
Đam mê với nghề làm hoa lụa, chị Lê Thị Huê, chi hội phụ nữ Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) phải làm tròn hai vai, vừa dạy học, vừa duy trì nghề làm hoa, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy vất vả, bận rộn với công việc, nhưng việc nào chị cũng hoàn thành mục tiêu đề ra.
Cơ sở sản xuất hoa lụa của chị Lê Thị Huê tạo việc làm cho nhiều lao động.
Chất giọng điềm đạm, dứt khoát, cách nói chuyện thông minh, chị Huê dễ tạo thiện cảm với người đối diện khi tiếp xúc. Nhưng điều thú vị ở chị còn thể hiện ở lối sống tự lập, năng động và tích cực. Chị đã tạo cho mình một hướng đi riêng để tìm được giá trị sống cho bản thân và những người xung quanh.
Đam mê với nghề hoa lụa, nhưng ngay từ đầu, chị lại không khởi nghiệp từ nghề mà làm giáo viên dạy mầm non. Nhưng cũng từ môi trường này, chị Huê cùng với các cô giáo trong trường đảm nhận trang trí không gian phòng học cho các bé. Nào là cây, hoa, hình hài các con thú, đồ vật... nên đam mê với hoa vẫn luôn cháy bỏng. Mặc dù bận việc dạy học, nhưng vốn là người ham công việc nên chị Huê luôn trăn trở tìm hiểu thêm về kỹ thuật làm các loại hoa lụa, hoa sáp... Dù chỉ học trên mạng một phần, nhưng các mẫu hoa được chị tiếp thu và sáng tạo kiểu dáng rất tinh tế. Ban đầu làm để sử dụng, sau thấy đẹp và ý nghĩa, chị đã chào bán sản phẩm. Sau 3 năm làm hoa quy mô nhỏ, đến năm 2019, việc kinh doanh hoa lụa của chị khá thuận lợi và luôn nhập sỉ cho nhiều cửa hàng ở các tỉnh, thành khác. Chị được hội LHPN xã kết nối, tạo điều kiện vay vốn để sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Loại hoa bán vào dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm... nên được nhiều người thích. Việc mở rộng quy mô sản xuất đã giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương, chủ yếu là chị em hội viên, phụ nữ.
Hoa lụa, hoa sáp gia đình chị Huê làm có 14 mẫu; chất liệu là giấy, vải, sốp, gỗ tự chế để tạo nên một bó hoa lụa, hoa sáp hoàn chỉnh. Hoa sáp, hoa lụa nếu tránh nước, bụi thì dùng lâu dài, sắc màu vẫn giữ được như ban đầu. Điều mà chị Huê thấy thành công nhất đó là sản phẩm của mình tạo được khách hàng tin dùng. Niềm đam mê làm hoa vì thế càng lớn lên đi cùng với những dự định chị ấp ủ giúp nhiều lao động có việc làm, có thêm niềm vui và tự tin trong cuộc sống. Ngoài kinh doanh hình thức online, chị còn mở thêm shop handmade tại nhà.
Chị Huê cho biết: “Cơ sở của tôi có hoa lụa phục vụ lễ hội, dịp lễ, tết trong năm, làm đẹp ở quán bar, nhà hàng, khách sạn. Dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mỗi dịp bán được khoảng 3.000 đến 4.000 sản phẩm. Hiện tại, cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; đẩy mạnh các hình thức bán hàng trên mạng xã hội như facebook, zalo...; tham gia các trang, hội những người yêu hoa handmade, hoa giấy để liên kết, giao lưu trao đổi kinh nghiệm ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Từ đó phát triển sản phẩm phong phú, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Bài và ảnh: Hà Trang
- 2024-11-13 13:22:00
Chị Cảo làm kinh tế giỏi
- 2024-11-11 09:27:00
Còn sức khỏe là còn lao động!
- 2024-11-01 07:00:00
[WOW! THANH HÓA] Dấu Thời Gian Trên Sóng
Thám hoa Thiều Sĩ Lâm
Chuyện “nghề” của nữ điều tra viên
Rời phố... về quê khởi nghiệp
Bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu, làm kinh tế giỏi
Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Hải - cống hiến trọn đời cho nghệ thuật
Người phụ nữ “đứng sau” thành công Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng
Nữ giám đốc trẻ đưa hương bài Yên Cát vươn xa
Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm
“Thủ lĩnh” công đoàn hết lòng vì người lao động