(vhds.baothanhhoa.vn) - Có khi nào bạn từng ước cha mẹ mình thấu hiểu mình hơn, không cứng nhắc và không võ đoán. Thật sự thì tuổi của người làm bố, làm mẹ hoàn toàn bằng tuổi đời của người con mà thôi. Làm thế nào để hai thế hệ thấu hiểu, thông cảm với nhau hơn? “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc” của nhà trị liệu tâm lý Philippa Perry chính là cuốn sách không phán xét, đưa ra rất nhiều yếu tố để tạo nên quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Tất nhiên, con cái sẽ rất vui nếu bạn đọc nó và áp dụng hằng ngày.

“Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc”: Những yếu tố tạo nên quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái

Có khi nào bạn từng ước cha mẹ mình thấu hiểu mình hơn, không cứng nhắc và không võ đoán. Thật sự thì tuổi của người làm bố, làm mẹ hoàn toàn bằng tuổi đời của người con mà thôi. Làm thế nào để hai thế hệ thấu hiểu, thông cảm với nhau hơn? “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc” của nhà trị liệu tâm lý Philippa Perry chính là cuốn sách không phán xét, đưa ra rất nhiều yếu tố để tạo nên quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Tất nhiên, con cái sẽ rất vui nếu bạn đọc nó và áp dụng hằng ngày.

“Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc”: Những yếu tố tạo nên quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái

Một câu cũ rích nhưng luôn đúng: “Trẻ không làm theo những gì ta nói, chúng làm theo những gì ta làm”. Vì vậy theo tác giả Philippa Perry điều đầu tiên là tầm quan trọng của việc lắng nghe tiếng nói chỉ trích trong thâm tâm mỗi người để ta không truyền lại quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực sang thế hệ sau.

Philippa Perry đã dẫn ra một ví dụ sinh động đó là hành xử của một người mẹ với con gái bé nhỏ 7 tuổi của mình. Khi cô con gái yêu cầu mẹ mình giúp đỡ bé đang mắc kẹt trên cái xà đu thì bà mẹ từ chối. Lý do, người mẹ này cảm thấy ngớ ngẩn khi cho rằng mình cần giúp đỡ bởi con gái mình có thể tự làm điều đó. Từ ấu thơ, người mẹ này luôn bị bao bọc bởi mẹ của mình, khiến bà khát khao được tự mình làm tất cả mọi việc. Vậy nên bà cũng mong cô con gái bé nhỏ của mình có khả năng tự lập như vậy. Nhưng khi gần gũi cô con gái, bà mới nhận ra rằng: cảm xúc tức giận với cô con gái nhỏ ấy chính là di sản cảm xúc tức giận với chính mẹ mình năm xưa.

Điều cần thiết mà cũng không dễ dàng đó là mỗi ông bố, bà mẹ hãy chỉ ra những di sản cảm xúc của mình từ thuở ấu thơ. Những điều không dễ chịu này cần phải được loại bỏ, để không trở thành vật cản trong hành xử với con cái mình. Không nên hành xử theo thói quen, cảm tính hay giả là hành xử như kiểu mình từng bị như vậy, làm như vậy. Hãy viết nên một câu chuyện khác. Các con bạn không có lỗi. Đừng nên kích hoạt nút tức giận từ di sản cảm xúc tiêu cực. Đó chính là khuyến nghị đầu tiên của Philippa Perry.

Trong quá trình tạo lập môi trường thân thiện và tích cực với con cái, tác giả đã kiến nghị tiếp 5 bước khôn ngoan và chừng mực để hóa giải những bất đồng. Đó là thừa nhận cảm xúc của bạn và quan tâm đến cảm xúc của người kia; thứ hai là nhận định bản thân chứ không nhận định người khác; tiếp đến là đừng phản ứng hãy suy xét trước; thứ tư là hãy đón nhận sự tổn thương của bạn chứ không sợ hãi nó và thứ 5 là đừng suy diễn chủ ý của người khác. Khi cha mẹ làm những điều trên, chắc chắn mối quan hệ của họ thường cải thiện khá suôn sẻ.

Làm sao để tạo nên nền tảng tinh thần khỏe mạnh trong môi trường giáo dục con cái? Đây cũng là vấn đề cốt lõi của cuốn sách. Theo tác giả Philippa Perry hãy học cách bao dung bởi cảm xúc cần được lắng nghe. Tất cả các bậc cha mẹ đều mắc lỗi và sửa sai quan trọng hơn bản thân những lỗi lầm. Nếu bạn thuộc tuýp kiềm chế thì tin đi trong tương lai, con cái bạn sẽ ít chia sẻ cảm xúc với mình, còn nếu bạn cứ giành lấy cảm xúc của con theo kiểu thái quá thì con cũng sẽ ít chia sẻ tiếp. Và cách lý tưởng nhất là hãy học cách bao dung. Bởi mọi đứa trẻ luôn cần: đồng hành cùng chúng, hiểu và chấp nhận những gì chúng cảm thấy mà không để cảm xúc của chúng đè bẹp bạn.

Cũng trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra một tình huống thú vị để gọi tên là phong lan và bồ công anh. Đó là sau một trận thảm họa động đất, những em bé say sưa vẽ với niềm tích cực lạc quan thì ông gọi là bồ công anh; còn những em bé nhạy cảm với môi trường, dễ sợ hãi thì ông gọi là phong lan. Và với tất cả chúng ta, là ông bố, bà mẹ, dù là phong lan hay bồ công anh, đều hưởng lợi khi mà cảm xúc của ta được nhìn nhận, công nhận và thấu hiểu, dù ta sẽ ứng xử khác nhau trong cùng một cảnh ngộ.

Rồi cha mẹ nào cũng mong con cái mình hạnh phúc. Tuy nhiên, điều cần phải nhận thức hạnh phúc cũng không phải là nhiều của cải, không phải là trở nên thông minh nhất, giàu có, cao lớn nhất hay tỏa sáng nhất. Hạnh phúc chính là liên quan đến chất lượng các mối quan hệ của con. Hãy công nhận cảm xúc của con, đó chính là yếu tố quan trọng để mối liên kết giữa ta và con thêm bền chặt.

Con cái đến bên ta như một món quà. Con cái đôi khi chính là cách chúng ta hiểu bản thân, định vị bản thân tốt hơn. Chúng ta sẽ làm mới mình thêm một lần nữa, sống ý nghĩa thêm một lần nữa khi thiết lập mối quan hệ tích cực hữu hảo với con cái. Hãy yêu thương không phán xét, hãy thương con như mình từng muốn được thương yêu và hãy yêu con như phúc báo của chính mình, nhé bạn!

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]