Để học sinh thỏa sức sáng tạo
Khuyến khích, thúc đẩy hơn nữa phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” trong thanh thiếu niên nhi đồng, phóng viên Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với chị Phùng Tố Linh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa; anh Phạm Kim Tân, Tổng Thư ký Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa; cô giáo Trần Thị Quế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học (TH) Hà Tân.
Nhiều cách làm hay và sáng tạo PV: Sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh trong tỉnh đối với phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" đã được khẳng định qua các cuộc thi, chương trình. Để phong trào được duy trì, tiếp tục mang lại hiệu quả cao, các cấp bộ đoàn cần phải thực hiện những điều gì, thưa chị? Chị Phùng Tố Linh: Thời gian qua, phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học đã được các cấp bộ đoàn triển khai với nhiều nội dung, giải pháp thiết thực, hiệu quả. Thông qua các hoạt động, ngày hội, diễn đàn, hội nghị khoa học đã khuyến khích, tạo môi trường để đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đề xuất các sáng kiến, sáng tạo trong học tập, sản xuất, nghiên cứu. Để các ý tưởng được triển khai trong đời sống, đoàn các cấp tăng cường công tác tuyên truyền. Đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đưa các sáng kiến, phát minh ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa và thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Nhiều công trình, phần việc thanh niên trong lao động, sản xuất, kinh doanh được triển khai thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, các cấp bộ đoàn đã tổ chức 72 buổi tập huấn về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cho ĐVTN, Nhân dân; tỷ lệ thanh thiếu nhi được tiếp cận các hoạt động nâng cao năng lực số đạt 61,7 %. Đây chính là cơ sở để nâng cao tính sáng tạo cho ĐVTN Bên cạnh đó, các cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật”, “Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng”, “Tin học trẻ” thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Trong năm 2023, có 490 ý tưởng sáng kiến, 35 dự án khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ; 17 tác giả, đề tài, mô hình đạt giải cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật” cấp tỉnh, 2 đề tài đạt giải Nhất toàn quốc, được Quỹ Vifotec đề cử tham dự triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ năm 2023 tại Malaysia. Tiếp tục phát huy tiềm năng của ĐVTN PV: Học sinh Thanh Hóa đã giành rất nhiều thứ hạng cao tại Cuộc thi "Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng" quốc gia và các giải thưởng quốc tế khác. Năng lực sáng tạo của học sinh xứ Thanh có gì nổi bật, thưa anh? Anh Phạm Kim Tân: Trên thực tế, trải qua 19 lần tổ chức (2004-2023), cuộc thi “Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” đã thu hút được hàng ngàn đề tài, giải pháp của các em tham gia. Chất lượng, số lượng các mô hình, sản phẩm dự thi của các em năm sau luôn cao hơn năm trước và gần như năm nào tỉnh Thanh Hóa cũng có mô hình đoạt giải toàn quốc. Đặc biệt năm 2022, Thanh Hóa đã xuất sắc đạt 2 giải Nhất Cuộc thi "Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng" toàn quốc; đồng thời được Ban Tổ chức cuộc thi lựa chọn tham gia và đoạt Huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ thế giới (WYIE 2023), giải đặc biệt dành cho đề tài xuất sắc do Hiệp hội Sở hữu Trí tuệ và Sáng chế thế giới (WIIPA) trao tặng. Có thể nói, đây là thành tích tốt nhất của tỉnh khi tham gia cuộc thi. Qua đó cho thấy năng lực sáng tạo của học sinh xứ Thanh có tiềm năng rất lớn và ở nhiều lĩnh vực không chỉ trong học tập mà còn có cả trong lao động và nghiên cứu khoa học. PV: Tiếp tục chinh phục những giải thưởng sáng tạo khoa học quốc gia và quốc tế khác, anh có lời khuyên nào về ý tưởng, giải pháp cho học sinh và nhà trường? Anh Phạm Kim Tân: Để tiếp tục chinh phục những giải thưởng sáng tạo khoa học quốc gia và quốc tế dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng trong thời gian tới các mô hình, giải pháp của các em ngoài việc phải bám sát quy định trong thể lệ của cuộc thi thì nên tập trung vào các sản phẩm thân thiện với môi trường; giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Mô hình, giải pháp phải thể hiện rõ được tính mới, tính sáng tạo, dễ làm, dễ áp dụng, dễ nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - xã hội hay nói cách khác là các mô hình sản phẩm phải có tính sáng tạo, được ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày và được hiện thực hóa trong cuộc sống. Bên cạnh đó cần có sự động viên, khuyến khích, hướng dẫn của các thầy cô giáo để các em có thời gian, điều kiện chuẩn bị các mô hình, giải pháp tham gia cuộc thi một cách tốt nhất; cần tranh thủ thêm ý kiến góp ý, tư vấn của các chuyên gia chuyên ngành. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường, của các cấp, các ngành; đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của ban tổ chức cuộc thi. Luôn luôn động viên, khích lệ học sinh PV: Để học sinh nhà trường tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, nhà trường cần thực hiện phương pháp giáo dục nào đặc biệt không, thưa cô? Cô Trần Thị Quế: Những năm qua, nhà trường vẫn kiên trì thực hiện phương châm giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”, đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời khơi dậy đam mê, khích lệ tinh thần sáng tạo khoa học - kỹ thuật, công nghệ cho cho học sinh. Thời đại 4.0, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, bản thân các thầy cô phải luôn sáng tạo phương pháp giáo dục hiệu quả mà hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số. Việc làm gương đi đầu, cùng với những trao đổi, định hướng, khích lệ sẽ giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ. Mặt khác, kết quả đáng tự hào đạt được từ cuộc thi chính là sự lan tỏa mạnh mẽ nhất đến học sinh, phụ huynh về phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” để phong trào tiếp tục phát triển sâu rộng trong nhà trường. |
Vân Anh (thực hiện)
{name} - {time}
-
2024-11-23 15:59:00
“Nghiện” học, “nghiện” việc
-
2024-11-23 15:51:00
Người tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng tiên phong, tích cực
-
2024-03-16 18:14:00
157 thí sinh tham gia cuộc thi viết chữ đẹp
Giải Bóng bàn, Cầu lông toàn hệ thống y tế tư nhân Thanh Hóa năm 2024
Tuyên truyền, trải nghiệm thực hành PCCC&CNCH cho sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
“Đi về phía Mặt trời”
Chinh phục những đỉnh cao mới
[Góc nhìn]: Không phải vấn đề phụ
Tháng 3 tình nguyện
Xây dựng vùng nguyên liệu phát triển sản phẩm OCOP dược liệu bền vững
“Phát minh” của nhà khoa học “nhí”
Hàng triệu đoàn viên tham gia diễn đàn Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn