(vhds.baothanhhoa.vn) - Với giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đền thờ Bà chúa Đồn Trang không chỉ được người dân địa phương biết đến, mà du khách thập phương cũng thường xuyên lui tới.

Bà chúa Đồn Trang và ngôi đền thờ trên vùng đất Quý Lộc

Với giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đền thờ Bà chúa Đồn Trang không chỉ được người dân địa phương biết đến, mà du khách thập phương cũng thường xuyên lui tới.

Bà chúa Đồn Trang và ngôi đền thờ trên vùng đất Quý Lộc

Cuốn Phổ ký họ Nguyễn ở thôn Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ghi chép về Bà chúa Đồn Trang như sau: Ngôi đền cũ thờ Bà chúa Đồn Trang có niên đại từ cuối thời Lê Trung hưng, cách đây 500 năm. Đền là nơi thờ Bà chúa Đồn Trang, tên là Nguyễn Thị Ngọc Đô, sinh năm Nhâm Thân (1572) tại làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa. Cụ thân sinh ra bà là Nguyễn Như Giai, từng đỗ Quốc tử giám giám sinh, hiệu Nguyệt Khê tiên sinh, được phong là Quang tiến Lộc đại phu, Thuần Tiến hầu. Bà nổi tiếng đẹp nhất xứ Thanh, thông minh, tài giỏi, là thứ phi của Bình An vương Trịnh Tùng, hiệu là Phù Quang công chúa. Khi về quê mừng thọ cha mẹ, bà bỏ tiền của tu sửa chùa Vĩnh Hưng và Phúc tự ở làng, dựng tượng phật, hiến ruộng, xin quy hậu vào chùa. Bà mất ngày 5 tháng 3 năm Giáp Thìn (1604) tại Phủ chúa, hưởng dương 32 tuổi. Tại làng Nguyệt Viên còn bia mộ bà, ghi “Đoan vương bà chúa Ngọc Đô - Tiên mộ - Bí chí”. Đền thờ Phù Quang công chúa ở Quý Lộc được dân làng gọi là Đền Bà chúa Đồn Trang.

Bà chúa Đồn Trang và ngôi đền thờ trên vùng đất Quý Lộc

Bức hoành phi được treo ở chính giữa bên trong đền.

Đền thờ Bà chúa Đồn Trang tọa lạc trên đồi Đồn Trang, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, là một ví trí rất đẹp. Đứng ở trên đồi nhìn về phía Đông Nam là dòng sông Mã, phía Tây là dãy núi Nghễ, hai bên là núi Cao và núi Ngang trông giống như một cái “ngai vàng”. Ngôi đền cũ có niên đại từ cuối thời Lê Trung hưng, cách đây 500 năm. Khu vực xung quanh Đồn Trang có nhiều hang động, địa danh mang dấu tích gắn với sự nghiệp chinh chiến, khôi phục nhà Hậu Lê của Bình An vương Trịnh Tùng, như: Thung Voi, Thung Bò, Thung Lợn, Hang Bình Giã (kho chứa lương thực, quân nhu)...

Vào các ngày lễ, tết người dân ở đây thường xuyên đến đền thắp hương khấn Bà để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc.

Bà chúa Đồn Trang và ngôi đền thờ trên vùng đất Quý Lộc

Nghê đá đặt tại đền thờ.

Trải qua thời gian, do bom đạn chiến tranh, giai đoạn 1965-1967 ngôi đền bị cháy. Sau này, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của bà con địa phương, UBND thị trấn Quý Lộc đã làm tờ trình đề nghị UBND huyện Yên Định xem xét cấp lại đất để xây dựng lại đền thờ.

Năm 2006, sau khi được cấp lại đất, cùng với nguồn kinh phí của địa phương và huy động từ con em địa phương xa quê, các bản hội… công trình phục dựng đền chính nơi thờ Bà chúa Đồn Trang chính thức được khởi công xây dựng trên diện tích 1.000m2, gồm các hạng mục như: Nhà thờ chính, tháp bút cao 7m hai bên, cổng, tường hoa, bia đá, ngoài ra còn xây dựng các công trình phụ trợ khác và mua sắm đồ thờ tự với tổng kinh phí gần 800 triệu đồng.

Năm 2013 đền thờ Bà chúa Đồn Trang đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]