(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm trong không gian văn hóa làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa), Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương cổ kính, thâm nghiêm với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Nằm trong không gian văn hóa làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa), Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương cổ kính, thâm nghiêm với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Đường vào di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương.

Triệu Việt Vương là nhân vật lịch sử ở thế kỷ thứ 6 (524 - 571). Ông là Vua nước Vạn Xuận (quốc hiệu nước ta từ năm 544 - 602), người kế nghiệp Lý Nam Đế đánh đuổi nhà Lương phương Bắc xâm lược, giữ nền độc lập cho nhà nước Vạn Xuân.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Tưởng nhờ công lao của vị Vua nước Vạn Xuân, sau khi ông mất người dân làng Trinh Hà đã lập dựng đền thờ Triệu Việt Vương.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay đền thờ mang dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn.

Trước khi lên ngôi vua, Triệu Việt Vương được biêt đến với tên gọi Triệu Quang Phục. Một võ tướng uy dũng xuất chúng. Khi vua Lý Nam Đế lên ngôi, ông được phong chức Tả tướng quân. Sau khi vua nhà Tiền Lý mất, ông đã kế tục sự nghiệp.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Mảng chạm hổ phù khỏe khoắn, tinh xảo bên trong di tích.

Khi còn là tướng dưới trướng Lý Nam Đế, tướng quân Triệu Quang Phục đã nhiều lần xung phong trận mạc. Trong đó, một lần xuống phương Nam đánh giặc, ông cùng đại quân đã qua làng Trinh Hà đóng quân, dựng trại nghỉ ngơi, tuyển mộ binh lương. Văn bia làng Trinh Hà do Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh soạn năm Thành Thái thứ 10 (1897) cũng ghi: “Triệu Việt Vương đóng quân, lúc hành quân tên là Triệu Quang Phục. Quãng năm Đại Đường nhà Lương, ông cùng với cha là Triệu Túc, về làm quan với vua Tiền Lý Nam Đế. Gặp giặc Lâm Ấp vào cướp nước ta, vua sai làm tướng đánh đuổi. Đóng quân ở ngách sông Tây Hà (còn có tên khác là sông Dọc, sông Ấu, sông Kim Trà chảy qua địa phận xã Hoằng Trung ngày nay - PV)…”

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Đền thờ Triệu Việt Vương là không gian thiêng, điểm tựa tâm linh của người dân làng Trinh Hà.

Khi đóng quân tại Trinh Hà, Triệu Quang Phục đã được dân làng dốc lòng giúp đỡ. Sau khi ông mất, người dân Trinh Hà đã lập dựng đền thờ để tưởng nhớ.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Nghi môn đền thờ Triệu Việt Vương cổ kính, thâm nghiêm.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Mái vòm xây bằng đá chắc chắn.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Phiến đá trên nghi môn khắc ký tự “1936”.

Người dân Trinh Hà tin rằng, đền thờ Triệu Việt Vương đã có lịch sử khởi dựng từ cả ngàn năm trước, tuy nhiên đã qua nhiều trùng tu, sửa chữa. Hiện trạng di tích ngày nay mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn: nổi bật với kiến trúc gỗ chắc khỏe. Đặc biệt, nghi môn di tích cổ kính, thâm nghiêm mang đậm dấu ấn thời gian.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Văn bia tại di tích đền thờ Triệu Việt Vương.

Chiêm ngắm Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương

Không gian tĩnh lặng tại Di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương.

Không gian di tích quốc gia đền thờ Triệu Việt Vương trầm lắng, linh thiêng là điểm tựa tâm linh cho người dân, du khách đến dâng hương vãn cảnh, cầu mong cuộc sống an hòa, no đủ… Trong đó, vào dịp lễ hội kỳ phúc hàng năm diễn ra vào tháng 2 (âm lịch) thu hút đông đảo người về chiêm bái, cầu mong điều tốt đẹp.

Trang Bùi


Trang Bùi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]