(vhds.baothanhhoa.vn) - Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Nga Sơn nhiều câu chuyện huyền thoại và cổ tích với nhiều di tích lịch sử - danh thắng nổi tiếng, trong đó có chùa Kim Quy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chùa Kim Quy: Điểm đến tâm linh hấp dẫn

Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Nga Sơn nhiều câu chuyện huyền thoại và cổ tích với nhiều di tích lịch sử - danh thắng nổi tiếng, trong đó có chùa Kim Quy.

Chùa Kim Quy thuộc làng văn hóa Yên Hạnh, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn. Từ thời Lý, làng Yên Hạnh đã thu hút các luồng dân cư từ đồng bằng sông Hồng về đây sinh sống như dòng họ Trương, họ Mai, họ Trần... Quá trình sinh cơ lập nghiệp của họ trên mảnh đất này đã tạo nên một vùng văn hóa đa sắc màu với những ngày hội mùa, hội làng náo nức, trong đó có những trò chơi dân gian trồng đu, chọi gà, đấu vật... Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến với vùng quê trù phú này được người dân tiếp thu chọn lọc tồn tại song hành cùng với tín ngưỡng dân gian bản địa. Vì thế, các công trình kiến trúc văn hóa được xây dựng đan xen nhau trong đó có chùa Kim Quy (Kim Quy cổ tự) hay còn gọi là chùa Yên Hạnh.

Cụ rùa được đặt ở vị trí trang trọng trong chùa.

Trước Cách mạng Tháng Tám, chùa Kim Quy không những là nơi thờ tự mà còn là nơi liên lạc bí mật của lực lượng tự vệ cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi hội họp của cán bộ cách mạng. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương, chùa được trùng tu tôn tạo lại và năm 1997 chùa đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Sau đó, năm 2004 sư cô Thích Đàm Hiền tu học tại chùa Tiên (xã Nga An) được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Kim Quy. Từ đó đến nay chùa được xây dựng và tôn tạo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Hằng năm nơi đây diễn ra những lễ hội lớn như: Lễ Thượng Nguyên (ngày rằm tháng Giêng), lễ hội chùa Kim Quy (1 - 3/3 âm lịch), lễ Phật Đản ngày 15/4, lễ Vu Lan 15/7, lễ tất niên 15/12...

Sư cô Thích Đàm Hiền cho biết: Qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, ngôi chùa bị tàn phá trong chiến tranh sau đó được khôi phục lại. Cảnh chùa trước đây chỉ còn cây đa, cây khế, 1 gian chùa và 3 gian nhà, bây giờ đã được trùng tu tôn tạo lại với các hạng mục: Chùa chính, nhà thờ mẫu, nhà tổ, nhà khách, nhà ăn, nhà phục vụ và cổng Tam Quan, hồ phong thủy, hồ cụ rùa, tháp rùa, lầu chuông, lầu trống trên diện tích hơn 5ha theo hướng Nam. Tất cả kinh phí xây dựng được thực hiện theo xã hội hóa, đóng góp từ con nhang, bản hội gần xa, du khách thập phương, bá tánh. Phần trang trí nội thất trong chùa phong phú gồm có tượng phật, tượng tổ, hoành phi câu đối... Mỗi năm chùa đón hàng nghìn lượt khách về tham quan, vãn cảnh. Nơi đây đã trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa tâm linh hấp dẫn cho nhân dân và du khách gần xa...

Hồng Vân


Hồng Vân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]