Chùa Vích: Điểm đến tâm linh ven biển thu hút khách thập phương
Nằm trên địa bàn xã Hải Lộc, chùa Vích có tuổi đời gần 800 năm, đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ đặc sắc với nhiều đồ thờ, di vật quý. Ngôi chùa cổ này hiện là một trong những điểm đến tâm linh ven biển nổi tiếng của huyện Hậu Lộc.
Chùa Vích có tuổi đời gần 800 năm
Chùa Vích còn có tên gọi khác là “Bích Liên tự” là tên ghép lại của 2 làng Y Bích và Lộc Tiên. Chùa sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú, tươi đẹp, nằm cạnh dòng kênh De, bên cạnh chùa có phủ thờ “Quỳnh Nga công chúa”, là người đã có công xây dựng chùa.
Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XIII, lúc đầu bằng tranh tre nên bị cháy nhiều lần. Thời Vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), chùa Vích được xây dựng lại bằng gạch ngói.
Chùa được xây dựng khang trang từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Những năm 1936-1938 chùa còn là nơi ở, che giấu các nhà hoạt động cách mạng như cụ Đinh Chương Dương và các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng về hoạt động bí mật như Lê Chủ, Bùi Đạt, Tố Hữu, Trịnh Hồng Quế… và là nơi in ấn cất giữ tài liệu quan trọng của cách mạng.
Trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn giữ được kiến trúc cổ
Cấu trúc chùa gồm nhà bái đường, trung đường và chính điện, kiến trúc theo hình chữ công, xung quanh có nhà tổ và nhà thờ Mẫu.
Đến với chùa Vích, được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của những pho tượng cổ nơi đây mới thấy hết sự tài hoa của con người và sự linh thiêng của đất trời. Tất cả 27 pho tượng cổ cùng những tạo tác mang nhiều nét dân gian, sống động được người dân nơi đây nối tiếp nhau giữ gìn, phát huy giá trị qua nhiều đời. Hai tấm bia đá thời Lê ở chùa với những hoạ tiết, hoa văn đẹp mắt. Trước chùa có trụ đá đề bài thơ “Thiên đài trụ” và chiếc chuông đồng nặng một tấn…
Bên trong Chùa còn lưu giữ nhiều kiến trúc đặc sắc
Bên trong chùa có nhiều hình khối khác nhau nhưng được bài trí rất trang trọng, hài hòa theo phong cách Á Đông. Có thể phân chia đồ thờ thành ba nhóm: Nhóm tượng gỗ gồm 11 pho; nhóm thổ tượng gồm16 pho; nhóm thứ ba gồm các hiện vật khác. Hiện chùa cũng còn lưu giữ nhiều sắc phong, câu đối, đồ thờ cổ…
Những pho tượng cổ còn được lưu giữ tại chùa.
Tuy trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng đến nay ngôi chùa vẫn lưu giữ được những giá trị nguyên gốc về vật liệu, kết cấu, các họa tiết trang trí và cách thức bài trí thờ tự bên trong.
Chùa đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2008.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
3:43 sáng nay
Hón Lối chờ du khách đến thưởng ngoạn
-
1:55 sáng nay
Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO đồng hành cùng Việt Nam bảo vệ di sản
-
03:49 25/05/2021
Bàn A sơn, nơi để tao nhân, mặc khách tìm về...
Đức Thánh Lê Phụng Hiểu và chuyện ném đao xa 10 dặm
Du lịch Sầm Sơn đứng trước “cơ hội lịch sử”
Ngôi chùa cổ bên dòng Mã giang còn lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa
TP Thanh Hóa: Muồng hoàng yến nhuộm vàng góc phố Phan Chu Trinh
Lang Chánh đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các di tích, danh thắng
Đền phủ Sung: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần khẳng định bề dày truyền thống văn hóa xứ Thanh
Rừng ngập mặn Nga Sơn mùa hoa nở
Xứ Thanh - xứ sở của những truyền thuyết, huyền thoại