(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Huyện miền núi Như Thanh, được quy hoạch trong vùng kinh tế động lực Nam Thanh Bắc Nghệ, cách TP Thanh Hóa 36 km, cách KKT Nghi Sơn 18km, có Quốc lộ 45 đi qua trung tâm huyện nối với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý và giao thông khá thuận lợi nên Như Thanh có nhiều lợi thế phát triển du lịch và dịch vụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ hội mới cho Như Thanh đột phá phát triển du lịch

(VH&ĐS) Huyện miền núi Như Thanh, được quy hoạch trong vùng kinh tế động lực Nam Thanh Bắc Nghệ, cách TP Thanh Hóa 36 km, cách KKT Nghi Sơn 18km, có Quốc lộ 45 đi qua trung tâm huyện nối với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý và giao thông khá thuận lợi nên Như Thanh có nhiều lợi thế phát triển du lịch và dịch vụ.

Du khách tham quan, thưởng ngoạn lòng hồ Bến En.

Đặc biệt, Như Thanh có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, nhất là Vườn Quốc gia Bến En. Đây là khu bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm là nơi tham quan du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng. Huyện cũng đã quy hoạch hơn 1.408 ha vùng lõi để phát triển du lịch. Trên mặt hồ còn có 24 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều hang động nguyên sơ.

Ngoài ra còn có hồ Yên Mỹ và nhiều hang động: Hang Lèn Pót xã Xuân Thái, hang Ngọc xã Xuân Khang. Bên cạnh đó Như Thanh còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng đã để lại nhiều di tích, như: Hang Lò Cao kháng chiến (xã Hải Vân), đền mẫu Phủ Sung (Hải Vân), đền Phủ Na (Xuân Du), đền Bạch Y Công Chúa (Phú Nhuận), đền Đức Ông Khe Rồng (thị trấn Bến Sung)...

Đi cùng với những di tích là các lễ hội truyền thống đặc sắc thu hút các bản hội, người dân trong vùng: Rước bóng đền Phủ Na, lễ hội Kin Chiêng Boóc Mạy ở làng Rộc Răm xã Xuân Phúc. Và nhiều loại hình văn hóa dân gian vẫn còn lưu giữ trong sinh hoạt văn hóa đồng bào như: Khặp Thái, hát dân ca, hát ru, xường của người Mường; các ngành nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, mây tre đan, nghề đan bẹ chuối, nghề thêu, hương bài... đang được gìn giữ và phát huy.

Với thế mạnh tiềm năng du lịch trên, những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Như Thanh đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhất là du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa tâm linh. Do đó, Như Thanh đã đón được hàng ngàn du khách về tham quan, vãn cảnh, trong đó khách quốc tế đạt gần 400 lượt.

Trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, huyện đã xây dựng được “Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030”, thành lập Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En, Ban quản lý di tích tại các điểm di tích của huyện. Đồng thời quy hoạch, trùng tu các di tích trên địa bàn bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Lò cao kháng chiến Hải Vân là di tích cấp Quốc gia.

Hiện nay, huyện đang tích cực tập trung tôn tạo, phát huy giá trị di tích Lò Cao kháng chiến Hải Vân với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Đối với Vườn Quốc gia Bến En, vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Sun Group cũng đã có buổi ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, cam kết đầu tư xây dựng “Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En” mang tầm vóc quốc tế với kinh phí gần 10 nghìn tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, quần thể này sẽ là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước về tham quan, thưởng ngoạn và nghỉ dưỡng.

Huyện đang phối hợp với nhà đầu tư kiểm kê, giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho dự án sớm đầu tư xây dựng.

Cùng với du lịch sinh thái Bến En, di tích lịch sử Lò Cao kháng chiến và các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng đang được trùng tu, xây dựng, chắc chắn ngành công nghiệp không khói của Như Thanh sẽ tạo bước đột phá mới trong phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đinh Huệ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]