(vhds.baothanhhoa.vn) - Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ, bằng tài năng, đức độ danh tướng Đỗ Bí đã lập nên nhiều công trạng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, được vua Lê ban tước Huyện hầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Danh tướng Đỗ Bí - bậc khai quốc công thần nhà Lê

Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ, bằng tài năng, đức độ danh tướng Đỗ Bí đã lập nên nhiều công trạng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, được vua Lê ban tước Huyện hầu.

Danh tướng Đỗ Bí - bậc khai quốc công thần nhà Lê

Đỗ Bí, không rõ năm sinh, chỉ biết rằng ông mất năm 1459, người thôn Cung Hoàng, tổng Cao Xá, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia (nay là làng Cung Điền, xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống). Theo một số tài liệu, ông là một trong những người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những buổi đầu gian khổ, sự nghiệp của ông đến với nghĩa quân từ một nghĩa sĩ bình thường.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép “ngày 16 Tuất, phản thần là bọn Ái (không rõ họ) dẫn đường cho lũ giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua, bắt mất gia thuộc của vua và vợ con của quân dân rất nhiều. Quân sĩ dần nản lòng. Vua cùng bọn Lê Lễ (tức Đinh Lễ), Lê Náo, Lê Bí (tức Đỗ Bí), Lê Xí (tức Nguyễn Xí) và Lê Đạp ngầm nương náu trên núi Chí Linh…"

Từ khi nghĩa quân Lam Sơn bắt đầu lấy được thế chủ động trên chiến trường, mở những được tấn công ồ ạt vào Nghệ An. Từ đó, tên tuổi và sự nghiệp của ông dần được khẳng định qua những trận đánh lớn.

Năm 1424, ông được cử tham gia chỉ huy trận Khả Lưu - đây là một vùng đất hiểm, bấy giờ quân Lam Sơn đã chiếm đươc Trà Lân (một vị trí quan trọng, nằm án ngữ ngay trên huyết mạch giao thông phía Tây tỉnh Nghệ An), quân giặc tức tối điều quân lên Trà Lân, quyết bóp nghẹt lực lượng chủ lực của nghĩa quân. Muốn đến Trà Lân giặc phải đi qua Khả Lưu, do vậy chiếm được Khả Lưu là chiếm được lợi thế.

Trước tình hình đó, Lê Lợi đã quyết định điều động quân chiếm giữ trước ở vùng đất Khả Lưu, bám lấy đất hiểm chặn đứng cuộc hành quân của giặc. Hơn chục tướng tài được huy động phối hợp cầm quân đánh giặc ở Khả Lưu, trong đó có Đỗ Bí…

Trận này, là một trong những trận đánh thắng vang dội nhất của nghĩa quân Lam Sơn tại Nghệ An, từ trận thắng này tình hình có chiều hướng thay đổi có lợi cho nghĩa quân.

Danh tướng Đỗ Bí - bậc khai quốc công thần nhà Lê

Bên trong đền thờ Đỗ Bí tại xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống

Tiếp đó, năm 1426, Đỗ Bí tiếp tục chỉ huy đạo quân thứ nhất của nghĩa quân ở vùng ngoại vi thành Đông Quan, lúc bấy giờ, Đỗ Bí cùng các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Lý Triện chỉ huy đạo quân trên ba ngàn quân, nhiệm vụ uy hiếp mặt phía Nam của thành Đông Quan và sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc có thể sẽ tràn từ hướng Vân Nam (từ Trung Quốc) sang. Ngay khi vừa tiến ra khu vực phía Nam của thành Đông Quan, đạo quân này đã liên tiếp lập được nhiều chiến công vang dội, đó là trận thắng Ninh Kiều, chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. Trận quyết chiến Tốt Động - Chúc Động đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi tương quan lực lượng giữa nghĩa quân và giặc Minh…

Năm Mậu Thân (1428) nhà vua hội hết cả tướng sỹ cùng các quan văn võ, định công ban thưởng, theo công cao, công thấp mà sắp đặt phẩm hàng, Đỗ Bí là một trong 14 người được ban tước Huyện hầu, được ban quốc tính là họ Lê, vì thế sử sách vẫn thường chép họ ông là Lê Bí.

Mùa xuân năm 1448, Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh và vua Lê Nhân Tông cùng đông đảo quan lại, tướng lĩnh về bái yết Lam Kinh. Đô áp nha Đỗ Bí có vinh dự được cùng Nguyễn Thận ở lại coi giữ kinh thành Thăng Long.

Năm 1459, ông mất trong cuộc chính biến hoàng tử Lê Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh lên ngôi vua. Ông sống qua 4 đời vua đầu tiên nhà Hậu Lê. Năm Canh Thìn (1460) con trai ông là Lê Văn Lão cũng được ban Quốc tính.

Danh tướng Đỗ Bí - bậc khai quốc công thần nhà Lê

Theo cụ Lương Khắc Vinh, một bậc cao niên làng Cung Điền, đền thờ Đỗ BÍ có từ hàng trăm năm trước, trước đây, khi đền chưa bị phá có kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường là ngôi nhà 7 gian, với 6 bộ vì kèo bằng gỗ lim, hậu cung 3 gian, tường hồi bít đốc.

Những năm 1964 – 1965, đền bị phá dỡ, vật liệu của đền chuyển xuống ga Minh Khôi làm kho dữ trữ lương thực, vật tư đưa vào chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Lần trùng tu cuối cùng của đền dưới thời vua Bảo Đại năm thứ 13 (1938), đến năm 1952 đền thờ bị hư hỏng nhẹ do máy bay Pháp bắn phá. Năm 2001 mới được tôn tạo lại.

Năm 1994, di tích đền thờ Đỗ Bí được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh, hàng năm vào ngày 9 tháng Giêng, người dân làng Cung Điền thường tổ chức lễ cúng tế, được xem là ngày lễ hội làng diễn ra trong hai ngày, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân chúng được an lành.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]