(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, trải dọc hai bên bờ sông Mã với thế “Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân thành”, TP Thanh Hóa là nơi hội tụ độ dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để du lịch thành phố Thanh Hóa phát triển xứng tầm

(VH&ĐS) Tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, trải dọc hai bên bờ sông Mã với thế “Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân thành”, TP Thanh Hóa là nơi hội tụ độ dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tiềm năng đa dạng, phong phú

Sở hữu 26 di tích cấp quốc gia và 67 di tích cấp tỉnh, đến với TP Thanh Hóa, du khách được đến với vùng đất có cội nguồn lâu đời của tỉnh Thanh Hóa, một trong những cái nôi phát tích của người Việt Cổ. Vùng đất thiêng đó gắn với địa danh nổi tiếng như: Hàm Rồng - Sông Mã, có Thái Miếu nhà Hậu Lê - nơi thờ tự 27 vị hoàng đế thời Lê, Hoàng Thái hậu cùng các Vương công nhà Hậu Lê; núi Nhồi với hòn Vọng Phu; núi Đọ - Di chỉ Khảo cổ học thời đại đồ đá cũ; khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Tổng hợp Thanh Hóa...

Và TP Thanh Hóa còn nổi tiếng với những lễ hội có truyền thống ngàn năm như: các trò diễn dân gian, múa đèn, chèo chải, trò diễn Tứ Linh, Tú Huần, kéo quân, bịt mắt tung cù, chạy chữ “Thiên hạ thái bình”… cùng các làn điệu dân ca độc đáo mang nét đặc trưng của người dân xứ Thanh như: Hò sông Mã, Hát bội, Hát ghẹo...

Lễ hội làng cổ Đông Sơn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ.

Trong thời gian qua, thành phố đã phát huy mọi nguồn lực kết hợp với sự hỗ trợ của tỉnh, của các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các trung tâm dịch vụ có chất lượng cao nhằm phục vụ đời sống nhân dân cũng như đảm bảo cho việc phát triển du lịch. Đặc biệt thành phố đã tổ chức thành công lễ khai trương và công bố các tuyến du lịch tham quan, trong đó có 10 tuyến du lịch tham quan thành phố và 4 tuyến kết nối các trọng điểm du lịch trong tỉnh, 01 tuyến kết nối Thanh Hóa - Hội An; đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các khu di tích lịch sử văn hóa với việc tổ chức các lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian kết hợp với các chương trình xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút ngày càng đông hơn khách du lịch.

Để du lịch phát huy tiềm năng, thế mạnh

Dù được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn song du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với thế mạnh đó. Lý giải về những hạn chế, yếu kém này, theo lãnh đạo thành phố là do công tác xây dựng và quản lý quy hoạch du lịch, quản lý các khu, điểm du lịch còn chưa tốt. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch, nhất là đầu tư để trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các di tích danh thắng còn chậm, dàn trải không tập trung cho các công trình trọng điểm nên chưa tạo ra được điểm đến du lịch hoàn chỉnh. Thiếu các điểm vui chơi giải trí, thiếu các dịch vụ bổ sung, thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng để hấp dẫn và gia tăng ngày lưu trú và chi tiêu của khách. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn trên các lĩnh vực hoạt động du lịch chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.

Cầu Hàm Rồng lịch sử là địa điểm tham quan hấp dẫn du khách thập phương.

Sự ra đời của đề án “Phát triển du lịch T.P Thanh Hóa đến năm 2030” được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 8017 ngày 5/9/2014; dự thảo chương trình Phát triển dịch vụ trên địa bàn TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, đã định hướng rõ bước đi cụ thể cho tương lai. Cũng theo đó, thành phố sẽ phát triển theo các không gian du lịch: Dọc theo trục Lê Lợi tới Đại lộ Nam sông Mã và cầu Nguyệt Viên phát triển các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đô thị và du lịch thương mại - công vụ; Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm khai thác thế mạnh các nhóm tài nguyên du lịch cách mạng, văn hóa, lịch sử, tâm linh, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái; mô hình du lịch trải nghiệm đồng quê trên địa bàn thành phố; Hoàn chỉnh tour du lịch theo chuyên đề và tour tổng hợp; phát triển sản phẩm tham quan du lịch đường sông (River tour), mô hình du lịch trải nghiệm đồng quê (một ngày làm nông dân), du lịch MICE, du lịch mua sắm, du lịch chăm sóc sức khỏe; Xây dựng và phát triển các mặt hàng lưu niệm tại các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Khuyến khích việc đầu tư các loại hình giải trí, nghệ thuật, trò chơi mới, hiện đại trong Công viên Hội An, Công viên Hàm Rồng; duy trì tổ chức các lễ hội có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến TP Thanh Hóa; Xây dựng và hình thành tuyến phố kiểu mẫu: phố đi bộ, phố ẩm thực và phố mua sắm về đêm để đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ người dân và kéo dài ngày lưu trú của du khách đến tham quan; xây dựng và triển khai dự án khôi phục loại hình văn hóa phi vật thể “Hò sông Mã” phục vụ tuyến du lịch trên sông; các trò chơi, trò diễn dân gian…

Với bề dày lịch sử trên 210 năm đô thị tỉnh lỵ, hơn 20 năm thành lập và đổi mới, với tiềm năng dồi dào của những di tích, lễ hội, danh thắng, du lịch TP Thanh Hóa đã và đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng thành phố trở thành đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]