(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa độc đáo hiện đang lưu giữ và bảo tồn hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và không ít di tích đặc biệt cấp quốc gia.

Để xứng tầm là di sản văn hóa thế giới

Thanh Hóa là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa độc đáo hiện đang lưu giữ và bảo tồn hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và không ít di tích đặc biệt cấp quốc gia.

Để xứng tầm là di sản văn hóa thế giớiDu khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Thành Nhà Hồ - Điểm đến hấp dẫn

Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397 gồm Thành Nội, La Thành và Đàn Tế Nam Giao rộng 155,5ha và được bao bọc bởi một vùng đệm 5078,5ha. Vị trí của thành được nằm trong một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp giữa hai dòng sông Mã và sông Bưởi ở huyện Vĩnh Lộc. Thành là minh chứng cho việc sử dụng các yếu tố kiến trúc về quản lý không gian và trang trí đối với một kinh đô thể hiện khái niệm về vương quyền. Nhờ kỹ thuật dựng thành độc đáo và sử dụng các nguyên vật liệu bền vững, nên cảnh quan và quy mô kiến trúc Thành Nhà Hồ theo suốt chiều dài lịch sử vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và lòng đất. Đây được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong số rất ít còn lại trên thế giới. Với ý nghĩa đó, tháng 6-2011 Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới. Theo đó Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số: 1316/QĐ-TTg ngày 12-8-2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã phê duyệt Đề án số 1967/QĐ-UBND tỉnh ngày 8-6-2016 “Khai thác phát triển du lịch Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ”. Mục đích của đề án: Phát triển du lịch Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản, tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn di sản, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới di sản, môi trường và văn hóa bản địa. Qua đó đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự vào công cuộc phát triển của địa phương… Sau hơn 1 thập kỷ Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện các quyết định trên theo lộ trình đề ra. Với nhiệm vụ được giao, năm 2022 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tiếp tục thực hiện một số đề án, dự án và các cam kết chiến lược trong công tác bảo tồn phát huy di sản. Đồng thời đưa tuyến du lịch tham quan làng cổ và các di tích tâm linh khu vực di sản vào phục vụ du khách. Nhờ đó đã đón tiếp và giới thiệu được 200.000/135.000 lượt khách tham quan, trong đó có 950 lượt khách quốc tế (chiếm 0,5%)…

Để xứng tầm là Di sản văn hóa thế giới

Thanh Hóa là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa độc đáo hiện đang lưu giữ và bảo tồn hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và không ít di tích đặc biệt cấp quốc gia. Bên cạnh đó có Cảng Hàng không Thọ Xuân, Suối cá Cẩm Lương, biển Sầm Sơn đẹp nổi tiếng. Những năm gần đây không ít các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước về đầu tư tại Thanh Hóa. Thành Nhà Hồ được công nhận Di sản văn hóa thế giới mở ra cơ hội mới cho Thanh Hóa tiếp tục phát triển ngành "công nghiệp không khói”. Do đó cần tập trung nguồn lực từ ngân sách Trung ương, địa phương và xã hội hóa đẩy nhanh tiến độ thực hiện tốt lộ trình đề ra theo các dự án thành phần và phân kỳ đầu tư đến năm 2030. Công việc còn lại so với thời gian còn rất lớn. Theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ thì: Do lịch sử để lại, hiện còn 292 hộ dân sinh sống trong khu vực lõi di sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa có kế hoạch di dời, tình trạng xây dựng trái phép trong khu vực I di sản vẫn chưa được khắc phục triệt để. Cùng với đó là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng, lưu trú, bến bãi phục vụ tại khu di sản chưa được đầu tư một cách đồng bộ; hoạt động khai thác phát triển du lịch chưa thực sự phong phú nên nguồn thu còn hạn chế, trong khi chỉ tiêu biên chế của đơn vị còn ít…

Xác định được những khó khăn, hạn chế do lịch sử để lại nêu trên, ngay sau khi đại dịch COVID 19 được khống chế, hoạt động tham quan du lịch mở cửa trở lại, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành khai quật, khảo cổ học tổng thể trong nội thành Thành Nhà Hồ. Qua đó xác định đầy đủ các kiến trúc trong nội thành như Chính Điện, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu, đường Hoàng Gia…khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản với UNESCO đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo trong nội thành Thành Nhà Hồ thuộc nhóm dự án số 3, giai đoạn 1 trong Quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó nhằm bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa Di sản và cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi di sản Thành Nhà Hồ, ngay từ khi di sản được UNESCO vinh danh Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành kiểm kê nhằm quản lý các công trình xây dựng trong khu vực 1 di sản đồng thời ký kết quy chế phối hợp nhằm giải quyết tình trạng xây dựng trái phép của nhân dân trong khu di sản. Những hoạt động nổi bật của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ thời gian gần đây như: Xây dựng và triển khai tuyến tham quan Di sản và làng cổ đầu năm 2022 và mở rộng tuyến tham quan này đến các điểm di tích tâm linh trong vùng đệm di sản; xây dựng và khai mạc không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô, xây dựng không gian tết xưa Di sản, không gian Văn hóa Nghệ thuật vùng Tây Đô, tổ chức Lễ Thượng Nêu và Lễ Hạ nêu kết hợp với chương trình giáo dục di sản…cùng hàng loạt sản vật địa phương cùng các gian hàng kinh doanh được phục hồi tại khuôn viên khu di sản Thành Nhà Hồ thời gian qua đã khẳng định nỗ lực của ngành văn hóa và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản này, góp phần mang lại giá trị đích thực cho cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Hy vọng với những thành công đã đạt được cùng những phản hồi tích cực của du khách khi đến tham quan Di sản thế giới Thành Nhà Hồ thời gian qua; Ngành văn hóa cũng như Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ tiếp tục có những đột phá hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản này xứng tầm với danh hiệu di sản thế giới.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]