(vhds.baothanhhoa.vn) - Đến Sầm Sơn, du khách không thể không ghé thăm Đền Cá Lập (phường Quảng Tiến) - nơi thờ Tây Phương tướng quân Trần Đức linh thiêng.

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Đến Sầm Sơn, du khách không thể không ghé thăm Đền Cá Lập (phường Quảng Tiến) - nơi thờ Tây Phương tướng quân Trần Đức linh thiêng.

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Cổng đền Cá Lập, phường Quản Tiến, TP Sầm Sơn.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thống chí; An Nam chí lược, vào giữa thế kỷ thứ XIII cuộc sống của nhân dân Đại Việt đang đi vào thế ổn định, mùa màng tươi tốt, xóm làng được tổ chức lại có quy cũ hơn, thì được tin quân xâm lược Mông Cổ từ Bắc lan tới. Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu thành lũy tan hoang, nhà cửa đổ nát Nhân dân chết chóc hoặc bị bắt làm nô lệ.

Trong đó, giai đoạn giữa thế kỷ XIII, Thanh Hóa là địa bàn chiến lược, diễn ra nhiều cuộc chiến đấu gay go quyết liệt. Lịch sử còn lưu truyền trận đánh ở Cửa Hới (xã Quảng Tiến) nay là phường Quảng Tiến nhằm chặn cuộc truy kích của giặc Mông Cổ, bảo đảm an toàn cho lực lượng quân đội và Vua tôi Nhà Trần rút bằng đường biển qua Cửa Hới. Trong trận đánh này Tây Phương Tướng Quân, vốn quê gốc ở làng Cá Lập có võ nghệ tinh thông và rất giỏi về sông nước, đã nêu tấm gương sáng về sự mưu trí và lòng dũng cảm hy sinh quên mình.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Ngài, triều đình nhà Trần đã ban sắc phong thần, giao Nhân dân làng Cá Lập dựng đền hương khói quanh năm. Đến thời Trần Thánh Tông xét công tích của ngài, gia phong tặng Tây Phương đại tướng quân, biển hiệu “Đại Vương thượng đẳng”. Các triều đình phong kiến đều có trao sắc phong thần và tặng nhiều mỹ tự cho Ngài như: “Bảo chiếu đàm ân” (có công giữ nước giúp dân), Thượng đẳng thần tối linh, “Nhất Vị đại vương hiển ứng phù âm, phổ tế cương nghị anh linh”. Sắc cho nhân dân làng Cá Lập trùng tu miếu điện một năm xuân - thu hai kỳ tế lễ.

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Ông Vũ Đức Triệu, thủ từ đền cho biết: Có lịch sử hơn 900 năm, nhưng nhiều hiện vật gốc trong cung trong vẫn còn nguyên, chưa hề bị thay đổi, chỉ có đảo ngói, thay ngói.

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Năm 2006, với nguồn xã hội hóa của Nhân dân, đền đã được chỉnh trang lại nhưng vẫn giữ nguyên sự thâm nghiêm và cổ kính.

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập

Nằm ở vị trí cửa biển, vào ngày 24/3 (tức ngày 12/2 âm lịch), đông đảo nhân dân phường Quảng Tiến và du khách thập phương lại nhộn nhịp về đây để dâng hương Lễ hội Kỳ phúc với mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Dù đã có hư hỏng và mất mát, nhưng hiện trong đền còn lưu giữ 9 đạo sắc phong. Với rất nhiều hiện vật gốc, đặc biệt toàn bộ cung trong còn nguyên trạng, ngày 17-10-1993 Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận di tích làng Cá Lập là di tích Llịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Năm 1999 Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Với sự thâm trầm của một ngôi đền có lịch sử lâu dài, lại nằm ở vị trí đẹp có thể nhìn ra biển, quanh năm sóng vỗ, đền Cá Lập là địa chỉ tham quan du lịch khi du khách về với thành phố biển Sầm Sơn.

CHI ANH


CHI ANH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]