(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền thờ Lê Thành (phố 5, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) kể từ sau khi được công nhận Di tích cấp Quốc gia ngày 26-1-1999 đến nay hơn 20 nă, nhưng chưa một lần được tu bổ, tôn tạo. Tình trạng xuống cấp đang ở mức báo động.

Đền thờ Lê Thành cần được trùng tu tôn tạo

Đền thờ Lê Thành (phố 5, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) kể từ sau khi được công nhận Di tích cấp Quốc gia ngày 26-1-1999 đến nay hơn 20 nă, nhưng chưa một lần được tu bổ, tôn tạo. Tình trạng xuống cấp đang ở mức báo động.

Đền thờ Lê Thành cần được trùng tu tôn tạo

Đền thờ Lê Thành, di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Tướng công Lê Thành gốc họ Đỗ. Ông tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ 1418 đến 1426. Trước tình thế nguy bách Tướng công Lê Thành cùng các tướng sĩ đưa Lê Lợi tạm lánh vào núi Chí Linh (thuộc Pù Rinh, Lang Chánh ngày nay). Bị quân giặc chặn đứt đường lương thực, quân sĩ ta lâm vào thế đói khổ, Lê Lai bày kế và đổi áo cho Lê Lợi, liều mình cứu Lê Lợi thoát chết. Tướng công Lê Thành nhân đó xoay chuyển thế nguy thành thế an, cùng các binh sĩ đưa Vua về động Mường Khao, rồi đánh ra Mường Yên (phía tây núi Chí Linh) và Mường Mọt (Thường Xuân) giết được nhiều lính giặc, bảo toàn lực lượng và sự bình an cho Lê Lợi. Sau đó Lê Lợi đã tự tay viết 6 chữ son “Lũng Nhai khai quốc công thần” ban cho tướng công Lê Thành. Tướng công là 1 trong 94 người được ban Quốc tính (mang họ vua).

Đền thờ Lê Thành cần được trùng tu tôn tạo

Một góc đền thờ Lê Thành.

Năm Mậu Thân 1428, sau khi Bình định vương Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) đã định công cho ông là “Trung vũ đại phu, Câu kiệm vệ tướng quân, tước trí tự”. Ngoài ra, tướng công Lê Thành còn được tặng “Suy Trung Đồng Đức, hiệp mưu, bảo chính công thần Thiên Lộc Hầu, lại thêm chức Thái uý, Lộc Quận Công”.

Niên hiệu Hồng Đức (Triều Vua Lê Thánh Tông) đã truy phong tướng công Lê Thành là “Bình Ngô khai quốc công thần, Thái úy Trang quốc công, thượng đẳng thần” và trát sắc cho Nhân dân Định Hương (sau này là làng Định Hòa, nay thuộc tổ 5, phường Đông Cương) lập đền thờ cúng thật tôn nghiêm.

Đền thờ Lê Thành cần được trùng tu tôn tạo

Nhiều đoạn tường của đền thờ đã nứt nẻ.

Đền thờ Lê Thành cần được trùng tu tôn tạo

Vì mối mọt, cột đền đã phải đắp bê tông lại và giằng níu thô sơ.

Đền thờ Lê Thành cần được trùng tu tôn tạo

Thủ từ Lê Văn Tấc chỉ vào mái ngói bị vỡ, hỏng.

Tuy nhiên, năm 2014 Di tích cấp Quốc gia này đã mất toàn bộ số sắc phong. Chia sẻ với chúng tôi, thủ từ Lê Văn Tấc cho biết: Hiện nay trong đền chỉ còn 3 khảm lớn bằng gỗ, sơn son thếp vàng, trong khảm đặt long ngai và bài vị. Kể từ sau khi được công nhận di tích đến nay, dù đã có nhiều đề nghị về việc tu bổ sữa chữa, tuy nhiên đến lúc này với tình trạng xuống cấp của di tích, cá nhân tôi nghĩ rằng, trước tiên phải đảo lại ngói, làm lại một số cột đã bị mối mọt, và xây lại tường xung quanh.

Với thực trạng của đền, thiết nghĩ cần phải có sự quan tâm của các cấp, ngành để bảo vệ một di tích lịch sử cấp Quốc gia ở ngay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa như đền thờ Lê Thành.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]