(vhds.baothanhhoa.vn) - Được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1998, trải qua hơn 23 năm, đền thờ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1998, trải qua hơn 23 năm, đền thờ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Lê Bật Tứ (1562 – 1627), tại thôn Đoài (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn), biệt hiệu là Vương Toàn, thân sinh là cụ Lê Bật Tốn, là một nhà ngoại giao có tài, từng được cử làm Chánh sứ đi xứ nhà Minh, ông đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Tuất 1598, từng làm quan dưới thời Lê Trung Hưng đến chức Thượng thư Bộ Binh, Thiếu bảo, Tước Diễn Gia hầu…

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Năm 1584, Lê Bật Tứ tham gia hai cuộc thi hương ở Sơn Tây và năm 1592 ở Lỗ Hiền – Thanh Hóa đều đậu nhất nhì cả hai kỳ thi. Đến năm Mậu Tuất (1598) vua Lê Thế Tông mở khoa thi hội ở Cẩm Vân Đình (tỉnh Nam Định ngày nay), ông đậu Đình Giáp. Kỳ thi không lấy tam khôi (tức Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) mà chỉ lấy Hoàng Giáp.

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Năm 1600, ông được Thăng Hộ khoa cấp sự, năm 1603 cụ được cử làm giám khảo trường thi ở Nam Đinh, sau đó lại lên Cao Bằng dẹp loạn. Năm 1604, ông được phong Đô Ngự Sử. Năm 1606 làm Chánh sứ sang nhà Minh, sau 2 năm đi xứ, do hoàn thành tốt công việc được phong Tả Thị Lang Bộ Hộ Tước Cấm Phong Tử.

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Đặc biệt, năm 1610, Lê Bật Tứ đã dâng khải điều trần lên chúa Trịnh 2 việc: Xin định ngôi thế tử và giao cho giữu binh quyền để cố kết lòng dân; xin xử trí các cường hào chuyên quyền một trấn để thống nhất chế độ. Năm Mậu Tuất 1618, cụ cùng với Ngô Trí Hòa dâng khải điều trần 6 việc (xin sửa đức chính để cầu mệnh trời giúp; xin đè nén kẻ quyền hào để nuôi sức dân; xin cấm phu dịch phiền hà để đời sống của dân được đầy đủ; xin bớt xa xỉ để của dân được thừa thải; xin dẹp trộm cướp để dân được ở yên; xin sửa sang quân chính bảo vệ tính mạng cho dân).

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông được nhân dân kính trọng bởi tính cách mẫn tiệp, hết lòng lo lắng cho dân, cho vận mệnh quốc gia. Đối với người dân làng Cổ Định (nay là Thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) cụ Lê Bật Tứ đã dành một tình cảm đặc biệt, năm 1609 ông cho xây dựng chùa Lam Sơn, cho làng gọi gọi là Phúc Hương Tự (sau này gọi là chùa Cả).

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Tương truyền, năm 1627 sau khi tuần thú phương Nam trở về quê hương, ông cho khơi thông hệ thống tiêu nước từ làng Cổ Định ra sông Hón, nơi được khơi thông đó gọi là “mau”. Sau khi ông mất, vua Lê Thần Tông vô cùng thương xót, triều đình nghỉ triều phục 3 ngày, cử triều thần nhạc quan thay mặt nhà vua đọc điếu văn, ra dụ chỉ xây dựng đề thờ và dựng bia đá trong khu đền thờ. Tặng phong Thái Bảo Diễn quận công, ban tên Thụy là Hòa Nghĩa.

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Trải qua biến cố, thăng trầm của lịch sử, chiến tranh tàn phá, khu di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia,nhưng không ai nghĩ đây là di tích được xếp hạng bởi sự xuống cấp, hư hỏng

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

không ai nghĩ rằng đây là cổng vào khu di tích cấp quốc gia

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Một số cột kèo trong đền thờ Lê Bật Tứ bị mối mọt

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Một số hạng mục công trình xuống cấp, ẩm mốc theo thời gian

Di tích cấp Quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Trước tình trạng xuống cấp, hư hỏng của khu di tích, thiết nghĩ chính quyền địa phương huyện Triệu Sơn cùng ngành chức năng sớm có biện pháp trùng tu, tôn tạo, tránh tình trạng di tích Quốc gia sớm trở thành phế tích.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]