(vhds.baothanhhoa.vn) - Đình Phú Khê (xã Hoằng Phú, Hoằng Hóa) là nơi thờ hai vị thần Chu Minh - Chu Tuấn đã có công phù trợ vua Lý dẹp giặc. Đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo và tiêu biểu đã được Lê Quý Đôn đánh giá là “tiếng nức cõi Thanh”, có một không hai so với những ngôi đình ở Thanh Hóa thuộc thế kỷ XVIII.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Đình Phú Khê (xã Hoằng Phú, Hoằng Hóa) là nơi thờ hai vị thần Chu Minh - Chu Tuấn đã có công phù trợ vua Lý dẹp giặc. Đình là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo và tiêu biểu đã được Lê Quý Đôn đánh giá là “tiếng nức cõi Thanh”, có một không hai so với những ngôi đình ở Thanh Hóa thuộc thế kỷ XVIII.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Đình Phú Khê được xây dựng vào thời Vua Lý Thánh Tông, được người dân Phú Trừng Trang (nay là làng Phú Khê) xây dựng để thờ hai người con trai là Chu Minh và Chu Tuấn trên đường cùng cha hành hương đến ngôi chùa cổ Bảo Phúc ở Phú Trừng Trang lễ Phật, gần đến nơi thì cơn hồng thủy dâng cao, nhấn chìm tất cả. Điều lạ kỳ là sau khi cơn hồng thủy rút, người dân Phú Trừng Trang thấy có hai người đàn ông nổi trên mặt nước, dáng ngồi bồng bềnh như đức phật, trôi theo hướng về chùa Bảo Phúc. Cho là sự lạ nên Nhân dân đã cùng nhau chôn cất, đắp mộ, tu lễ dâng hương thờ tự. Một năm sau đó vua Lý Thánh Tông đánh giặc qua làng được hai cậu hiển linh giúp vua đánh thắng giặc. Vua nhớ ơn nên cho tu sửa đình khang trang hơn đề phụng thờ.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Đình được xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, bốn bờ chái trang trí hình hoa lá cách điệu hoặc tứ linh “long, ly, quy, phượng”. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, sân lát gạch.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Phía trước đình có bức bình phong, cửa tam quan, gác chuông, ngoài cùng là hai cột trụ cao vút.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Đình Phú Khê được thiết kế theo kiểu chữ nhị gồm 2 tòa là đại bái và hậu cung. Đến nay đình vẫn giữ được kiểu kiến trúc, nghệ thuật và vật liệu truyền thống, với những mảng chạm khắc độc đáo.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Hình ảnh con rồng với nhiều tư thế, dáng vẻ khác nhau cùng những nét đao mác mạnh mẽ, phóng khoáng nhưng hết sức mềm mại, tinh tế... đã được các nghệ nhân xưa thể hiện khá công phu, sống động, biểu tượng cho ước vọng về một cuộc sống thanh bình, no đủ, thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Đình Phú Khê cũng là nơi còn lưu giữ được hệ thống di vật khá đầy đủ như: Kiệu bát cống, kiệu long đình, long ngai, bài vị, bát bửu, hoành phi câu đối, sắc phong.... và nhiều đồ thờ được sơn son thếp vàng rực rỡ.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Cột đình được làm bằng gỗ nguyên cây, không có cột nối, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kèo lẻ, con rường hoặc kết hợp của hai loại liên kết trên (thượng rường - hạ kẻ). Trong đình đặt một chiếc trống lớn để khi hữu sự sẽ được đánh lên (theo nhịp ngũ liên), thông báo cho dân làng về tụ họp, bàn tính việc làng…

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Cổng Đình còn lưu dữ được nhiều câu đối cổ.

Đình Phú Khê “tiếng nức cõi Thanh”

Với những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật... Đình Phú Khê được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]