(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn, với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, còn lưu giữ nhiều di tích đặc sắc, độc đáo mang tầm quốc gia và quốc tế... Để những giá trị này lan tỏa và đến gần hơn với du khách, ngành Du lịch Thanh Hóa đang cùng các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, chuyên nghiệp đến với du khách

(VH&ĐS) Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn, với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, còn lưu giữ nhiều di tích đặc sắc, độc đáo mang tầm quốc gia và quốc tế... Để những giá trị này lan tỏa và đến gần hơn với du khách, ngành Du lịch Thanh Hóa đang cùng các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.

Hình ảnh du lịch xứ Thanh ngày càng đến gần hơn với đông đảo du khách.

Chỉ trong 5 năm (2011 - 2015), toàn tỉnh đã đón trên 21 triệu lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 13%/năm (tăng so với bình quân chung của cả nước 8,6%/năm), phục vụ trên 38 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 16.715 tỷ đồng…

Cũng trong những năm qua, du lịch Thanh Hóa đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, là một trong những tỉnh có số cơ sở lưu trú lớn nhất cả nước, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện, chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ không ngừng được nâng lên…

Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn trong phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, việc kinh doanh du lịch “chộp giật” của một bộ phận cũng như yếu tố mùa vụ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch xứ Thanh trong lòng du khách.

Xác định các hội chợ, hội thảo và triển lãm du lịch là một trong những kênh quan trọng để xây dựng, quảng bá hình ảnh du lịch đến với du khách, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tham gia xúc tiến tại các sự kiện xúc tiến đầu tư, liên kết, kết nối tuyến du lịch, hội thảo, đăng cai du lịch trong nước.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, điều kiện nguồn kinh phí dành cho quảng bá du lịch còn hạn hẹp, tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cùng tham gia vào các hoạt động, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch.

Trong đó, sự kiện du lịch thường niên đáng chú ý trong năm, thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh là Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội…

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VH,TT&DL cho biết, hàng năm tỉnh đã dành 1-2 tỷ đồng triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức.

Đặc biệt, năm 2015 vừa qua, Thanh Hóa đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao đặc sắc được tổ chức, thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Một số địa phương trọng điểm về phát triển du lịch như: Sầm Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa…

Tuyên truyền xây dựng du lịch xứ Thanh từ các đơn vị lữ hành.

Hiệp hội Du lịch và một số doanh nghiệp du lịch cũng đã bước đầu quan tâm đến công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, chủ động kết nối, tổ chức các sự kiện gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lữ hành, cơ quan báo chí, khách du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch…

Tất cả hướng tới mục tiêu, đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện, lịch sự và mang đậm bản sắc văn hóa ngày càng đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.

Xác định công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những giải pháp quan trọng, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng và triển khai thực hiện đề án truyền thông Du lịch Thanh Hóa. Đặc biệt chú trọng ứng dụng CNTT trong tuyên truyền quảng bá (maketting điện tử), nhằm phát huy kết quả quảng bá sau NDLQG 2015 như: tổ chức can thiệp vào các mạng xã hội thông qua việc thiết lập trang facebook “Về miền xứ Thanh”, xây dựng các từ khóa liên quan đến du lịch Thanh Hóa lên trang google để độc giả có thể dễ dàng tìm hiểu và tra cứu…

Đồng thời tiếp tục xuất bản các hệ thống ấn phẩm du lịch chuyên nghiệp, phong phú, đa dạng ngôn ngữ; xây dựng, lắp đặt, tổ chức các quầy thông tin du lịch tại các khu du lịch trọng điểm, cửa khẩu, nhà ga, cảng hàng không…

Đó là cách làm từ phía quản lý nhà nước, tuy nhiên để hình ảnh du lịch xứ Thanh đến gần hơn nữa với du khách trong nước và quốc tế, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư - những người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch, đồng thời trực tiếp hưởng lợi từ du lịch, cần có những cách làm tích cực nhằm để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh. Đây cũng chính là 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.

Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]