(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), hoạt động du lịch của Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng dịch vụ, thương hiệu du lịch xứ Thanh ngày càng khẳng định và lan tỏa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi sắc chất lượng du lịch

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), hoạt động du lịch của Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng dịch vụ, thương hiệu du lịch xứ Thanh ngày càng khẳng định và lan tỏa.

Trong 2 năm(2015 - 2017) Thanh Hoá đón được gần 20 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt gần 500 nghìn lượt); phục vụ trên 33 triệu ngày khách. Tổng thu du lịch đạt trên 19 nghìn tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 111.400.000 USD).

Chất lượng dịch vụ ngày càng mang tính chuyên nghiệp. Theo đó, hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch, nhất là các cơ sở từ 3 sao trở lên đều quan tâm và tích cực tái đầu tư, đổi mới trang thiết bị, tăng thêm dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ du khách, giữ vững uy tín, thương hiệu, duy trì được tỷ lệ khách quay lại và tăng mức chi tiêu của du khách. Đặc biệt, số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có lãi tăng đáng kể. Hình ảnh thương hiệu các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Sầm Sơn, Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (Tĩnh Gia), Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy)… tiếp tục khẳng định đối với thị trường trong nước và quốc tế.

Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch được triển khai kịp thời góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch xứ Thanh.

Theo thống kê của Sở VH,TT&DL, công tác quy hoạch và phát triển du lịch tiếp tục được triển khai, thực hiện tốt. Tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; công tác triển khai, rà soát tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư triển khai các dự án du lịch được quan tâm. Trong 2 năm 2016 và 2017, toàn tỉnh có 20 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch (với tổng dự toán được duyệt là 3.450,455 tỷ, đã giải ngân được 708,155 tỷ) và 27 dự án đầu tư kinh doanh du lịch được cấp phép đang được triển khai thực hiện (với tổng vốn đăng ký 21.194 tỷ đồng). Ngoài ra, có 47 dự án đầu tư cơ sở lưu trú du lịch được triển khai và đưa vào khai thác, với khoảng 2.000 phòng, trong đó nhiều dự án khu du lịch, resort, khách sạn với quy mô lớn và đạt chất lượng được khởi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần đáng kể vào tăng cường năng lực cho ngành như: dự án khách sạn mặt trời mọc, khách sạn Central, khách sạn HTH-MOSCOW, khách sạn Thành Minh, khách sạn IVY, khách sạn Giang Sơn…

Công tác xúc tiến du lịch được tăng cường cả về quy mô, số lượng và chất lượng, được thực hiện dưới nhiều hình thức: Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố; khảo sát nghiên cứu thị trường các nước trong khu vực, tổ chức các sự kiện mang lại hiệu quả; thường xuyên cập nhật các tin, bài, cập nhật trao đổi thông tin về hoạt động du lịch. Phối hợp với dự án EU và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức nghiên cứu thị trường, liên doanh liên kết phát triển du lịch, khảo sát các tour Bắc Trung Bộ…

Đặc biệt, để có nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, trong 2 năm qua, Sở VH,TT&DL đã cử nhiều cán bộ, chuyên viên tham gia các khoá tập huấn tại nước ngoài về công tác quản lý du lịch do dự án EU tài trợ . Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, dự án EU tổ chức 7 lớp bồi dưỡng về du lịch theo tiêu chuẩn VTOS cho gần 400 học viên là các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, giám đốc các khách sạn, thuyếtminh viên và 2 lớp du lịch cộng đồng tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh với tổng số 90 học viên. Ngoài ra các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã chủ động mời đội ngũ giảng viên, các chuyên gia về du lịch tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên của đơn vị mình góp phần nâng cao văn hóa trong giao tiếp ứng xử, nâng cao chất lượng phục vụ.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện có hiệu quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Từ đó, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ có nhiều chuyển biến; tình hình vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, giá cả dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm được đảm bảo...

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, ngành Du lịch đã đề ra nhiều chiến lược, giải pháp phát triển quan trọng, quyết tâm hoàn thành tốt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh, đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]