(vhds.baothanhhoa.vn) - Những chứng tích như “Cồn vỏ hến”, khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm với những pho tượng đá cổ; ba cặp rồng đá xanh tại hành cung nhà Trịnh hiện còn lưu giữ tại làng Đa Bút (xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) đã gây được sự chú ý của nhiều người.

Kỳ bí những chứng tích ở làng Đa Bút

Những chứng tích như “Cồn vỏ hến”, khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm với những pho tượng đá cổ; ba cặp rồng đá xanh tại hành cung nhà Trịnh hiện còn lưu giữ tại làng Đa Bút (xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) đã gây được sự chú ý của nhiều người.

Kỳ bí những chứng tích ở làng Đa Bút

Đền thờ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm

Theo tài liệu cho thấy, khu vực di chỉ khảo cổ “Cồn vỏ hến” được nhà khảo cổ học E.Patte phát hiện và khai quật lần đầu vào năm 1926. Kết quả khai quật lần đầu phát hiện sự tồn tại của “cồn vỏ hến” với địa tầng sâu 16 m, cùng nhiều những vật liệu như: rìu đá, bàn nghền, cuốc đá, chày, đồ gốm… minh chứng rõ niên đại đá mới của di tích.

Đến nay, đã có nhiều cuộc khai quật khảo cổ tại đây, tuy nhiên xung quanh di chỉ hiện thời cũng chưa có một lý giải nào nhất quán về sự xuất hiện kỳ lạ của “Cồn vỏ hến”, chủ yếu là các lưu truyền trong dân gian.

Kỳ bí những chứng tích ở làng Đa Bút

Chứng tích mảnh sò, vỏ ngao khai quật tại di chỉ Đa Bút được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh

Có giả thuyết cho rằng, người dân thời kỳ đồ đá ngụ cư bên dòng sông Mã, xuống sông cào hến về ăn rồi đổ ra đó, lâu năm thì tạo thành cồn hến đến ngày nay.

Song, cũng có nhiều nhận định cho rằng nơi đây xưa là vùng nước mênh mông, trải qua nhiều thế kỷ thì địa tầng được nâng lên, Cồn hến là do sóng nước đẩy dồn mà thành. Tất cả các dẫn giải đều là truyền miệng trong dân gian.

Kỳ bí những chứng tích ở làng Đa Bút

Những pho tượng đá được khắc chạm tinh xảo tại Đền thờ Thái Nguyễn Thị Ngọc Diệm

Cách khu “Cồn vỏ hến” không xa là khu lăng mộ bà chúa (thờ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm) với những pho tượng đá cổ.

Sử truyền, Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm là một trong những nữ phi được suy tôn là bậc Thánh Mẫu. Khi bà mất, nơi an nghỉ cuối cùng được chọn là khu vực núi Mông Cù (ngọn núi cao nhất trong các dãy núi nơi đây, thuộc địa phận xã Minh Tân). Để tránh kẻ gian ác, tiểu nhân, khu lăng mộ của bà được bí mật lập ở 3 nơi khác nhau trên núi.

Về sau, dân làng đã đóng góp tiền của cùng các cấp, ngành chức năng đầu tư kinh phí tôn tạo và trùng tu lại một trong những khu lăng mộ bà Chúa phát lộ. Đây cũng là di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tại đây vẫn còn 12 pho tượng đá khá nguyên vẹn.

Đây được cho là 12 pho tượng vũ sĩ, chia thành hai hàng bảo vệ. Điều đặc biệt là nhìn từ 4 phía đều cho thấy sự bố cục khác nhau.

Kỳ bí những chứng tích ở làng Đa Bút

Trải qua thời gian, những pho tượng đá vẫn còn khá nguyên vẹn

Cách Đền Thánh Mẫu không xa là khu vực được cho là hành cung nhà Trịnh xưa. Ở đây còn lại vết tích của nền móng xưa với nhiều loại vật liệu cổ như gạch kích thước lớn, ngói mũi hài to bản… Điều đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ 3 cặp rồng đá xanh với những chạm khắc tinh xảo.

Kỳ bí những chứng tích ở làng Đa Bút

Những cặp rồng đá xanh được phát hiện tại khu vực được cho là hành cung nhà Trịnh xưa

Bà Nguyễn Thị Huyền, cán bộ văn hóa xã Minh Tân cho biết, bước đầu chính quyền xã đã vận dụng từ nguồn xã hội hóa và hỗ trợ từ huyện thực hiện chống xuống cấp một số hạng mục tại di tích đền thờ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm như khuôn viên, hậu cung, cổng đền…

Riêng khu vực hành cung nhà Trịnh xưa với 3 cặp rồng đá xanh cũng như di chỉ khảo cổ “Cồn vỏ hến” đến nay vẫn chưa có nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]